Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?

by Thúy Duy
Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?

Chào CSGT, hiện tôi đang làm về nuôi trồng thủy sản ở trên biển. Việc này có cần phải xin giấy phép hay không? Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển là gì? Mong được tư vấn.

Chào bạn, nuôi trồng thủy sản đem lại những lợi nhuận tương đối tốt đối với người dân và việc này cần phải có giấy phép. Để tìm hiểu về quy định cấp lại và thu hôi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 26/2019/NĐ-CP

Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. 

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.

Ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Giá trị XK ngành thủy sản đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Số lượng ngư dân và lao động nghề cá được ước tính với khoảng gần 3 triệu lao động hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong nghề cá biển, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ và xa bờ.

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Phân vùng khai thác thủy sản như thế nào?

Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân vùng khai thác thủy sản như sau:

1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:

  • Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
  • Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
  • Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.

Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?
Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?

Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 37 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:

Cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

  • Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
  • Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.

Như vậy, việc cấp lại và thu hồi giấy phép nuôi trồng hải sản trên biển đã được nêu rõ ở phía trên và được cơ quan có thẩm quyền cấp lại và thu hồi cho người dân.

Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp cần thiết, Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
  • Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản ở trên biển?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cấp lại và thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 38 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:
Cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:
– Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Tổng cục Thủy sản;
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục Thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:
– Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
– Thẩm quyền thu hồi Giấy phép là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thu hồi giấy nuôi trồng thủy sản trên biển và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng

Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển?

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
– Chính phủ quy định việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản trái phép có bị phạt?

Hình thức xử phạt chính về điều kiện nuôi trồng thủy sản
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả 
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment