Quy định về xe chạy hợp đồng như thế nào?

by Thanh v
Quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023

Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân ngày một tăng cao. Sự xuất hiện của các loại hình kinh doanh vận tải bằng hợp đồng ngày càng phổ biến.

Có thể nói, bắt đầu từ những năm gần đây các loại xe vận tải hợp đồng ngày càng được người dân tin tưởng sử dụng để vận chuyển hành khách, hàng hóa từ địa phương này qua địa phương khác. Đồng thời với những điều kiện đảm bảo của nhà xe đối với hành khách thông qua hợp đồng, trong tương lai có thể đây là một trong những loại hình kinh doanh vận tải phổ biến nhất. Do đó, để đáp ứng với xu thế hiện tại, đảm bảo cho loại hình vận tải này được hoạt động hiệu quả, nhà nước đã ban hành một số quy định mới áp dụng đối với xe chạy hợp đồng. Vậy, quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xe chạy hợp đồng?

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định rõ khái niệm về xe chạy hợp đồng. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đây là loại xe được cho thuê khi các đơn vị cho thuê xe không đăng ký tuyến cố định thông qua một hợp đồng vận chuyển mà mỗi chuyến xe thì đơn vị kinh doanh vận tải chỉ có quyền ký kết một bản hợp đồng vận chuyển khách.

Quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023

Quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023
Quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023

Hình thức và nội dung của hợp đồng vận chuyển hành khách:

Hợp đồng vận chuyển hành khách là một loại giao dịch nằm trong quan hệ pháp luật dân sự, do đó hình thức của loại hợp đồng này đã được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự 2015 của nước ta, cụ thể tại Điều 522 và 523 có quy định:

Điều 522. Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Điều 523. Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

Bên cạnh đó trên nội dung của hợp đồng phải ghi đầy đủ thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, địa chỉ đi và đến, số lượng hành khách trên mỗi chuyến đi, các dịch vụ hỗ trợ hành khách trên hành trình.

Phù hiệu của xe hợp đồng

Thông tư 12/2020/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tại khoản 1 Điều 43 Thông tư này có quy định:

Điều 43. Quy định đối với xe ô tô kinh danh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch; việc xác định điểm đầu trùng lặp, điểm cuối trùng lặp của xe ô tô

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

Theo đó thì khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

a) Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;

b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;

c) Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe:

+ Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;

+ Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;

+ Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

+ Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

(Khoản 3 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

– Giấy tờ lái xe hợp đồng cần mang theo:

Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

4. Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

b) Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

c) Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;

d) Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.

Các quy định khác:

+ Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải. (khoản 5 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

+ Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc

  • Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
  • Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này. (khoản 6 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

+ Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng. (khoản 7 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

+ Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý. (khoản 8 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển theo hợp đồng

Quyền của bên vận chuyển được quy định cụ thể tại Điều 525 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các quyền sau:

+ Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.

+ Quyền từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp :

  • Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
  • Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
  • Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Tương tự thì nghĩa vụ của bên vận chuyển cũng đã được quy định tại Điều 524 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

+ Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.

+ Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.

+ Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

+ Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ hành khách khi đi xe hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của hành khách khi đi xe hợp đồng là một quan hệ pháp luật được luật dân sự điều chỉnh. Theo đó quyền của hành khách khi đi xe hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 527. Quyền của hành khách

1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.

2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.

4. Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.

5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.

6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.

Về nghĩa vụ được Điều 526 BLDS 2015 quy định như sau:

Điều 526. Nghĩa vụ của hành khách

1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.

2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.

3. Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về xe chạy hợp đồng năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như kinh nghiệm làm sổ đỏ…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên khi tham gia xe hợp đồng vận chuyển như thế nào?

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng của xe vận tải hành khách, điều này được quy định tại Điều 528 BLDS 2015 như sau:
Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch được quy định như thế nào?

Điều 44 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định như sau về quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch:
Điều 44. Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch
1. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch phải thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
5. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Thông tư này.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment