Sang đường xi nhan bên nào là đúng quy định giao thông?

by Sao Mai
Quy định về xi nhan khi sang đường

Chào CSGT, Ngày 01/10/2022 tôi lái xe ô tô của mình đến ngã ngã tư Bảy Hiền giao nhau giữa đường Trường Chinh-Cách Mạng Tháng Tám phường 4 (quận Tân Bình,TP.HCM). Tôi quên không bật đèn xi nhan để chuyển hướng và khi rẽ vào đường Cách mạng Tháng Tám, thì chút nữa đã xảy ra va chạm với một chiếc xe máy đi sau. Tôi đã thấy tác dụng của việc bật đèn xi nhan khi chuyển hướng. Xin CSGT hướng dẫn tôi và người tham gia giao thông sang đường xi nhan bên nào là đúng cách? Nếu vi phạm thì sử lý như thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến CSGT!

Bây giờ Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề liên quan đến “Quy định về xi nhan khi sang đường” qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Mục đích phải bật đèn xi-nhan khi rẽ hướng?

Đèn xi-nhan là một thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô. Công dụng chính của đèn xi-nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng. Ngoài ra thì đèn xi-nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển làn, cảnh báo nguy hiểm… Việc sử dụng đèn xi-nhan đúng cách không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, mà còn hạn chế va chạm với những người lưu thông cùng. Không bật đèn xi-nhan đúng là điều rất không nên và cần tạo thói quen cho hành động này.

Với xe ô tô có tính năng tự tắt đèn xi-nhan thì tài xế cần lưu ý phải bật lại đèn nếu xe vẫn chưa rẽ xong. Và phải nhớ tắt đèn xi-nhan sau khi đã hoàn thành rẽ hướng.

Khi sang đường thì cần bật tắt xi nhan trong bao lâu?

Pháp luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi cho xe chuyển hướng, và cũng không quy định phải duy trì bật đèn đến khi nào hay sau bao lâu thì tắt. Do đó, đành vận dụng theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, tôn trọng người xung quanh mà thôi.

Bật xi nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh. Lưu ý là phải bật đúng đèn theo hướng rẽ, đừng bật bên trái mà rẽ bên phải để người phía sau nhận định được hướng di chuyển của xe trước. Giảm tránh tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông nên bật xi nhan trước khoảng 25 – 30m và sau khi rẽ, duy trì thêm 5 – 10m.

Mời bạn xem thêm:

Khi sang đường xi nhan bên nào?

Theo Điều 15 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác…

Ngoài ra trong quá trình tham gia giao thông, còn có những trường hợp nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn như sau:

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong, lùi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng cũng nên bật đèn tín hiệu báo rẽ. Trong trường hợp thấy an toàn, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.

Quy định về xi nhan khi sang đường
Quy định về xi nhan khi sang đường

Những trường hợp nào không bắt buộc bật xi nhan?

Có những trường hợp người điều khiển phương tiện không bắt buộc bật đèn báo rẽ như:

+ Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.

+ Tại vòng xuyến theo nguyên tắc bật đèn báo rẽ ‘vào trái, ra phải”. Cụ thể là khi vào vòng xuyến bật đèn báo rẽ trái và khi ra bật đèn báo rẽ phải.

+ Di chuyển trên đường cong (không có ngã rẽ, chuyển làn, chuyển hướng), mặc dù được xem là đoạn đường thẳng nhưng người điều khiển phương tiện nên vật tín hiệu báo rẽ theo hướng để an toàn cho bản thân cũng như người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại.

+ Qua ngã 3 có đường nhánh như chữ Y, người điều khiển có thể đi thẳng từ chân chữ Y lên mà không bật đèn báo rẽ. Tuy nhiên khi cần rẽ thì phải có tín hiệu đèn báo.

+ Đối với trường hợp lùi (de) vào đường nhỏ hoặc ngõ thì phải bật tín hiệu báo rẽ tương tự như khi xe đang tiến về trước; đèn tín hiệu thường được dùng trong lúc này là đèn ưu tiên (Hazard). Điều này tạo tín chủ động trong việc điều chuyển hướng xe.

Tuy nhiên, việc bật đèn báo rẽ sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân được thuận thiện hơn.

Không bật xi nhan khi sang đường phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định các lỗi liên quan đến việc chuyển hướng, chuyển làn mà không có tín hiệu báo trước như sau:

Đối với xe máy:

  • Khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt 100.000 – 200.000 đồng căn cứ Điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Khi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng theo Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đối với xe ô tô:

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 400.000- 600.000 căn cứ Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Khi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng căn cứ Điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc sẽ bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng và kèm hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng căn cứ Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Khi xe chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc thì bị phạt 800.000 – 01 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng giao thông đường bộ 01 – 03 tháng căn cứ Điểm d khoản 4 và điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về xi nhan khi sang đường”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mức xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ; Mức phạt lỗi đi ngược chiều gây tai nạn. Ngoài ra quý bạn đọc có thể tham khảo đối với các thủ tục dân sự như Thủ tục tặng cho nhà đất, , cách viết mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng hoặc các thủ tục thuê đất kinh doanh trong lĩnh vực khác.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thay đèn xi nhan màu xanh nước biển có được không?

Không.Theo Khoản 2.8 Mục 2.8.8.2. Thông tư 67/2015/TT-BGTVT quy định về màu của đèn báo rẽ “Đèn phải có ánh sáng màu vàng hổ phách hoặc màu đỏ. Nếu vi phạm chủ xe máy, hoặc xe ô tô có thể bị phạt từ 800.000- 02 triệu đồng tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe căn cứ điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Có trường hợp nào người đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông mà không cần bồi thường thiệt hại không?

Thông thường, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Hoặc trong trường hợp chưa gây ra hậu quả sẽ không phải bồi thường.

Đối với người điều khiển xe ô chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì mức phạt ra sao?

Người này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment