Xe đạp có được đi trên vỉa hè không ?

by Thơ Anh
Xe đạp có được đi trên vỉa hè không ?

Có được đi xe đạp trên vỉa hè không? là câu hỏi của rất nhiều người sử dụng xe đạp để tham gia giao thông. Đây là vấn đề được quan tâm rất nhiều ở các khu vực thành phố có vỉa hè. Tình trạng tắc đường, chen lấn nhau dẫn đến các phương tiện leo lên vỉa hè để đi diễn ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn như Hà Nội. Không chỉ xe đạp mà cả xe máy cũng đi. Vậy theo quy định hiện hành thì hành vi đi xe đạp trên vỉa hè có đúng không?  Để trả lời những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu qua bài viết “Xe đạp có được đi trên vỉa hè không ?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Vỉa hè là gì?

Vỉa hè là làn phần dọc theo hai bên đường, là khoảng trống ngăn cách các hộ dân liền kề mặt được. Vỉa hè thường cao hơn mặt đường và sẽ được lát gạch chuyên dụng, đây là phần đường dành cho người đi bộ, ở một số nơi sẽ được dùng để đỗ xe máy, ô tô tạm thời.

Quy định chiều rộng vỉa hè theo Pháp luật Việt Nam  

Như chúng ta đã biết, quy định chiều rộng vỉa hè là do pháp luật Việt Nam đặt ra. Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT quy định việc ban hành “hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật cho đường giao thông nông thôn nhằm phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

Theo đó, chiều rộng vỉa hè tối thiểu được quy định dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường có các cấp độ khác nhau. Đường xa ở Việt Nam được phân theo 4 cấp A, B, C, tuy nhiên chỉ có đường cấp A và cấp B mới có nội dung quy định chiều rộng vỉa hè. Cụ thể:

Quy định chiều rộng vỉa hè đối với đường cấp A

Đối với đường cấp A sẽ có những tiêu chuẩn riêng biệt về làn đường, tải trọng, độ cong, … và trong số đó có chiều rộng vỉa hè. Theo đó, quy định chiều rộng vỉa hè đối với đường cấp A tối thiểu là 1,50 (hoặc 1,25) m.

Quy định chiều rộng vỉa hè đối với đường cấp B

Đối với các tuyến đường cấp B cũng vậy, quy định về vận tốc, chiều rộng làn đường, … cũng có những quy chuẩn riêng. Và đối với chiều rộng vỉa hè tuyến đường cấp B, người ta quy định chiều rộng tối thiểu là 0,75 (0,5) m.

Như vậy, quy định chiều rộng vỉa hè theo pháp luật như thế nào sẽ có sự khác nhau giữa các tuyến đường, các tỉnh thành. Đối với quy định chiều rộng vỉa hè sẽ do Bộ Giao thông vận tải quyết định còn quy định về chiều rộng vỉa hè cụ thể tại các tuyến đường thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm.

Trường hợp được phép dừng xe trên khu vực vỉa hè

– Dừng xe trên vỉa hè nhưng vẫn đảm bảo không cản trở việc lưu thông của người đi bộ; chiều rộng tối thiểu dành cho người đi bộ là 1,5m và cần được bố trí một cách gọn gàng; đảm bảo yếu tố mỹ quan đô thị …

– Điểm đỗ xe phải cách mép đường giao nhau ít nhất 10m.

– Không được dựng cọc, dây thừng hay rào chắn trên hè phố nơi đậu dừng xe.

– Xe đạp, xe máy cần phải xếp thành 1 hàng quay đầu xe vào trong; và cần giữ khoảng cách với tường nhà và công trình 0,2m trên vỉa hè.

Xe đạp có được đi trên vỉa hè không ?

Xe đạp có được đi trên vỉa hè không
Xe đạp có được đi trên vỉa hè không?
  • Câu trả lời là không được, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật được nhà nước quy định. Căn cứ vào luật giao thông đường bộ năm 2008 của nhà nước quy định; Những người tham gia giao thông phải đi theo chiều bên phải của mình; đồng thời điều khiển phương tiện đi đúng làn đường; phần đường đã quy định và phải chấp hành theo hệ thống biển báo đường bộ.
  • Cũng theo Thông tư số  04/2008/TT-BXD đã quy định; khu vực vỉa hè hay hè phố là một bộ phận của đường đô thị; nhằm phục vụ nhu cầu chủ yếu cho người đi bộ và đồng thời nó còn là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
  • Như vậy, có thể thấy trong quy định của Thông tư trên vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô; xe máy, xe đạp hay bất cứ phương tiện giao thông nào di chuyển ở đó. Chính vì thế, khi gặp các lý do tắc đường hay vì bất cứ lý do gì (trừ trường hợp người tham gia giao thông đi lên hè để vào nhà) thì việc đi xe đạp hay ô tô; xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.
  • Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bao gồm cả xe đạp vi phạm; sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà nước. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mức phạt đối với lỗi đi xe đạp trên vỉa hè tăng lên.

Mức phạt đối với hành vi đi xe đạp trên vỉa hè

Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện; đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

Như vậy, người điều khiển xe đạp đi xe trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “ Xe đạp có được đi trên vỉa hè không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ,tra cứu thông tin quy hoạch …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp được đi xe đạp trên vỉa hè

○Có biển báo ghi xe đạp được phép đi trên vỉa hè
○Trẻ em dưới 13 tuổi, người trên 70 tuổi hoặc người tàn tật
○Khi di chuyển dưới lòng đường nguy hiểm

Dừng, đỗ xe trên vỉa hè trong trường hợp nào không bị xử phạt?

Bạn cần nắm rõ những biển báo, ký hiệu về Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ; hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị được phép trông giữ xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ năm 2016 (QCVN 41:2016/BGTVT); trong đó có biển mang kí hiệu I.408a, là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè, cụ thể là “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố”  với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường. 

5/5 - (11 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment