Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?

by Thơ Anh
Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?

Xe buýt nhanh Hà Nội (Hanoi BRT) được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn chưa biết cách tham gia giao thông khi đi trên đường có làn BRT sao cho đúng và lỡ may ôtô đi nhầm vào làn đường này thì mức phạt là bao nhiêu. Tôi muốn hỏi, mức xử phạt khi điều khiển phương tiện chạy vào làn xe buýt nhanh được quy định tại văn bản nào? Thời hạn nộp phạt được gia hạn trong bao nhiêu ngày? Để trả lời những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng CSGT tìm hiểu qua bài viết “Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

BRT là gì? Làn BRT là gì?

– BRT là cụm từ viết tắt của “Bus Rapid Transit, được hiểu là Xe buýt nhanh hay xe buýt tốc hành.

+ Đây là một hệ thống Giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt chất lượng cao; nhanh chóng và tiện lợi giúp hoạt động đi lại của người dân dễ dàng hơn.

+ BRT là một loại hình giao thông công cộng phổ biến của rất nhiều nước trên thế giới. BRT là giải pháp được đưa ra để nhằm hạn chế tình trạng tắc đường ở Hà Nội; và mới được áp dụng tại Hà Nội từ năm 2017.

– Cụ thể, ở Việt Nam, BRT là hệ thống xe buýt chất lượng cao; là một loại hình giao thông công cộng tại Hà Nội và do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành.

+ Hệ thống xe buýt cung cấp dịch vụ giao thông công cộng hiện đại, nhanh chóng, tiện nghi.

+ Ngoài ra, hệ thống BRT mang đến năng lực vận chuyển hành khách cao theo tiêu chuẩn của hệ thống metro với chi phí đầu tư xây dựng thấp.

+ Xe buýt BRT còn là phương tiện công cộng lưu lượng lớn dựa trên xe bus; có nhiều đặc điểm và sự ưu tiên để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

– Làn BRT là làn đường chuyên dụng, được sử dụng giành riêng cho xe buýt BRT của Việt Nam.

Đặc điểm của BRT

– Trước hết, các xe buýt BRT hiện nay được sử dụng làn đường riêng.

+ Với làn đường riêng giúp xe buýt nhanh BRT có thể di chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn rất nhiều.

+ Với làn đường riêng sẽ đảm bảo BRT không bao giờ bị chậm chuyến do ùn tắc các phương tiện giao thông hỗn hợp khác.

– Thứ hai, đặc điểm của BRT là việc thu vé ngay tại nhà chờ.

+ Với các phương tiện xe buýt thông thường; khách hàng có thể mua vé tháng hoặc sẽ thu vé trên xe buýt.

+ Với xe BRT, thay vì trên xe buýt; việc thu tại nhà chờ sẽ loại bỏ sự chậm trễ gây ra bởi hành khách chờ đợi để trả tiền trên xe

– Thứ ba; BRT có các tín hiệu giao thông ưu tiên dành cho Xe Buýt Nhanh tại các nút giao thông có đèn tín hiệu

– Thứ tư; BRT có cốt nền nhà chờ cao bằng sàn xe buýt giúp hành khách lên xuống xe nhanh và thuận tiện hơn.

+ Khi khách hàng đi xe BRT, xe dừng tại điểm dừng. Cửa tự động sẽ mở giúp hành khách chỉ cần bước thẳng lên xe thay vì phải bước lên bước xuống bậc tại nhà chờ như buýt thông thường.

Việc này giúp việc di chuyển của khách hàng dễ dàng và tiện lợi hợn nhiều; giảm thiểu thời gian chạy của xe cũng như tăng sự thuận tiện cho trải nghiệm của khách hàng.

Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền?

Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?
Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền ?

Khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ quy định:

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường; người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường; và chỉ được chuyển hướng làn đường ở những nơi cho phép.

Theo Điểm đ Khoản 34 và Điểm b Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của ḿnh; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, theo quy định thì người điều khiển xe ô tô đi khác vào làn BRT trừ xe được quyền ưu tiên; bị xử phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng; đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Thực tế hiệu quả sử dụng BRT tại Việt Nam

Trải qua quá trình sử dụng và hoạt động, hệ thống BRT tại Việt Nam được đánh giá như sau:

– Kể từ khi được đưa vào sử dụng, hệ thống BRT đã mang lại những hiệu quả nhất định; giúp giải quyết được những hạn chế của xe buyt thông thường. BRT được nhân dân tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt về chất lượng phục vụ; sản lượng hành khách ngày càng tăng trưởng.

– Tuy nhiên, số lượng khách tham gia và sử dụng hệ thống BRT khá ít dù BRT bán vé điện tử và có hẳn làn đường riêng. Rất nhiều thời điểm BRT rất vắng khách.

– Ý thức khi tham gia giao thông của người dân còn hạn chế. Dù BRT là tuyến xe buýt có làn đường giành riêng và các cơ quan chức năng cấm các phương tiện khác đi vào làn BRT nhưng vẫn có nhiều xe máy, ô tô vẫn bất chấp đi vào phần đường này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề: “Ô tô đi vào làn BRT phạt bao nhiêu tiền? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu,tra cứu thông tin quy hoạch …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Phương thức nộp phạt khi bị xử phạt đi xe vào làn đường BRT

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt 
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích 
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Đi xe ô tô lấn làn đường bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì bị xử phạt hành chính từ 10 đến 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (theo Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

5/5 - (10 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment