Chào Luật sư, hôm trước tôi có đi ăn tiệc ăn mừng dự án của công ty. Hôm đó do vui quá tôi có uống say, trên đường về thì gặp phải cảnh sát giao thông. Tôi bị xử phạt hành chính và bị giữ bằng lái xe. Bây giờ tôi đang bận nên muốn nhờ nhân viên cấp dưới đi lấy hộ bằng lái xe mà không biết có được không? Nhờ người lấy hộ bằng lái xe bị công an giữ như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Giấy phép lái xe không thời hạn gồm những loại nào?

Loại giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm giấy phép lái xe các hạng A1, A2 và A3, trong đó:

– Giấy phép lái xe hạng A1: đối với những người lái xe mô tô hai bánh mà có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 – dưới 175 cmvà người khuyết tật mà điều khiểnxe mô tô ba bánh chuyên dùng dành cho người khuyết tật;

– Giấy phép lái xe hạng A2: đối với những người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng A1;

– Giấy phép lái xe hạng A3: đối với những người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng A1 và các loại xe tương tự khác.

Lái xe mà không có bằng lái bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thứ nhất, về hành vi không đội mũ bảo hiểm:

Đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Thứ hai, về hành vi không có bảo hiểm xe máy:

– Đối với hành vi không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”

Thứ ba, về hành vi không mang theo Giấy đăng ký xe:

Đối với hành vi không mang theo Giấy đăng ký xe, theo điểm b khoản 2 Điều 21 quy định như sau:

“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;”

Thứ tư, đối với hành vi không mang theo Giấy phép lái xe:

Đối với hành vi không mang theo Giấy phép lái xe, theo điểm c khoản 2 Điều 21 quy định:

“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe,”

Nhờ người lấy hộ bằng lái xe bị công an giữ như thế nào?
Nhờ người lấy hộ bằng lái xe bị công an giữ như thế nào?

Nhờ người lấy hộ bằng lái xe bị công an giữ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người có thể ủy quyền cho người khác, cho các pháp nhân khác để tiến hành việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Đối với những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền của người khác nếu pháp luật không quy định giao dịch dân sự đó bắt buộc phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Như vậy nếu trong trường hợp bạn đi học xa không có ở tại địa phương để lấy giấy phép lái xe theo giấy hẹn trả kết quả của cơ quan công an thì bạn có thể ủy quyền cho một người khác đứng ra thay mình.

Người đại diện sẽ có quyền xác lập, thực hiện các hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. Sau khi được người đại diện ủy quyền, người được đại diện sẽ đứng ra thiết lập các hành vi, công việc theo nội dung ủy quyền do các bên thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên đối với trường hợp pháp luật quy định người đại diện biết hoặc phải biết về việc xác lập hành vi đại diện của mình là do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, cưỡng ép hoặc bị lừa dối nhưng vẫn tiến hành việc xác lập, thực hiện hành vi thì việc này sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện nếu người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này nhưng không phản đối.

Thời hạn đại diện ủy quyền như thế nào?

– Thời hạn đại diện ủy quyền sẽ được xác định dựa theo văn bản ủy quyền của các bên hoặc dựa theo quy định của pháp luật nếu văn bản ủy quyền không nêu về thời hạn ủy quyền. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc ủy quyền nhận hộ giấy phép lái xe là loại ủy quyền không được xác định, gắn với giao dịch dân sự cụ thể thì cho nên nếu các bên không quy định thời hạn ủy quyền trong văn bản ủy quyền thì thời hạn ủy quyền được mặc định là 01 năm được tính kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

– Các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền:

+ Một trong hai bên người được ủy quyền hoặc người ủy quyền tiến hành việc đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

+ Dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong văn bản ủy quyền;

+ Người đại diện không còn năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự cần ủy quyền;

+ Công việc được ủy quyền đã được người được ủy quyền hoàn thành;

+ Nếu người được đại diện, người đại diện là cá nhân mà chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân mà chấm dứt tồn tại, chấm dứt hoạt động;

+ Thời hạn của việc ủy quyền đã hết;

+ Các căn cứ khác dẫn đến việc đại diện không thể thực hiện được.

Thông tin liên hệ

Luật sư CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề”Nhờ người lấy hộ bằng lái xe bị công an giữ như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đơn tranh chấp đất đai thừa kế Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô mà người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô mà người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

Các trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe hiện nay?

Tạm giữ giấy phép lái xe là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ được tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp thật sự cần thiết sau:
– Để xác minh tình tiết vi phạm (nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt).
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính (nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng).
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền.

Lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu?

Để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.
Sau khi nộp phạt xong thì sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.
Như vậy, muốn nhận lại GPLX bị tạm giữ, người vi phạm/người được ủy quyền phải đến cơ quan ra Quyết định xử phạt để nhận.

Bài viết liên quan