Tôi thường đi tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài bằng xe ô tô. Vì lần đầu tôi đi nên thấy đoạn cao tốc giao với điểm nút rất quan trọng đó là đường Nguyễn Thị Rành hay Vành Đai 4 ngay kênh Đức Lập có vạch xương cá. Tôi không biết vạch xương cá trên đường cao tốc mang ý nghĩa gì? Tôi hay chạy xe đè lên vạch xương cá như vậy có đúng không? Mong CSGT tư vấn và giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Bây giờ Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề liên quan đến “Vạch xương cá trên cao tốc” qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • QCVN 41:2019/BGTVT
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Ý nghĩa của Vạch xương cá trên đường cao tốc là như thế nào?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ hiện hành không có quy định về khái niệm vạch xương cá. Hình dạng của vạch được người dân hình tượng hoá như chiếc xương cá nhằm dễ nhận biết, dễ hình dung khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, vạch xương cá là tên thường được gọi cho các vạch chữ V (vạch 4.2) quy định trong Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.

Còn trong quy định của Luật giao thông đường bộ, vạch xương cá được biểu hiện là Vạch kênh hóa dòng xe.

Vạch này thường được sử dụng tại các địa điểm như: Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.

Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như: Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường; Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm; Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Vạch xương cá dùng để làm gì?

Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.

Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Do đó, tương tự vạch kẻ liền, trên vạch xương cá (vạch 4.2), người tham gia giao thông không được phép dừng, đỗ xe hay đi đè lên vạch.

Các loại kí hiệu vạch xương cá trên đường cao tốc

Vạch 4.1: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo

Ý nghĩa sử dụng:

Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.1 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giaothông đường bộ.

Quy cách vạch như sau:
Vạch 4.1 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.

Vạch xương cá trên đường cao tốc
Vạch xương cá trên đường cao tốc

Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Ý nghĩa sử dụng:

Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Quy cách vạch như sau:

Vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe

– Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để dẫn hướng xe ở trạm thu phí: Tùy theo trường hợp mà có thể sử dụng vạch 4.1 hoặc 4.2 kết hợp với vạch đơn, liền nét màu trắng, bề rộng vạch 20 cm để dẫn hướng xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

Vạch 4.3: Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên

Ý nghĩa sử dụng:

Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi vạch 4.3 được sử dụng, các phương tiện giao thông không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Quy cách vạch như sau:

Đường kính và hình dạng của vành khuyên được xác định bởi kích thước của nút giao ngã tư.

Mời bạn xem thêm:

Mức xử phạt khi chạy đè lên vạch xương cá trên đường cao tốc như thế nào?

Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ vạch xương cá. Như vậy, vạch xương cá được sử dụng nhằm mục đích giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường, các phương tiện giao thông (bao gồm cả xe máy) phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định của Luật.

Do đó, việc bạn chạy xe đè lên vạch xương cá là vi phạm.

Mức xử phạt

Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Hình thức xử phạt Phạt tiền Hình thức xử phạt bổ sung Cơ sở pháp lý
Ô tô Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (trong trường hợp gây tai nạn giao thông) Điểm a khoản 1, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Xe máy Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (trong trường hợp gây tai nạn giao thông). Điểm a khoản 1, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Cách nhập làn để đảm bảo an toàn

Theo luật giao thông đường bộ 2008 thì khi tách nhập làn ở những khu vực có vạch xương cá trên đường cao tốc bạn không được phép đè lên vạch xương cá nên lái xe nhập làn theo những bước sau để đảm bảo an toàn và đúng luật:
Bước 1: Tăng tốc cùng tốc độ với xe khác, nên đi vào bên phải của mình đến vạch xương cá đến đoạn có vạch đứt.
Bước 2: Hãy bật tín hiệu (xi nhan) xin nhập làn.
Bước 3: Tìm khoảng trống trong làn đường cần nhập.
Bước 4: Vào cao tốc khi thấy an toàn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Vạch xương cá trên đường cao tốc”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mức xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ; Mức phạt lỗi đi ngược chiều gây tai nạn; Ngoài ra quý bạn đọc có thể tham khảo đối với các thủ tục dân sự như Thủ tục tặng cho nhà đất, chia thừa kế nhà đất, tranh chấp thừa kế đất đai, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất … .

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc thì phạt bao nhiêu?

Theo Khỏan 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Trong những trường hợp vi phạm nào CSGT xử phạt không cần lập biên bản?

Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, việc xử phạt không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách trên đường cao tốc uống bia rượu ra sao?

Căn cứ Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
Ngoài kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm h Khoản 11 Điều này.

Bài viết liên quan