Bằng B1 lái xe số sàn có được không?

by Anh Lan
Bằng B1 lái xe số sàn có được không?

Theo quy định của pháp luật, mỗi loại giấy phép lái xe sẽ có các quy định điều chỉnh riêng. Tuy nhiên có khá nhiều người không hiểu rõ về các quy định liên quan đến giấy phép lái xe của mình dẫn đến vi phạm và bị xử phạt. Cụ thể chúng tôi có biết một số người thắc mắc rằng “Bằng B1 lái xe số sàn có được không?” Nếu các bạn cũng quan tâm vấn đề này và muốn tìm kiếm câu trả lời thì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Bằng lái xe B1 là gì?

Xã hội ngày một phát triển kéo theo nhu cầu đi lại của con người cũng tăng cao. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nếu không có giấy phép lái xe sẽ vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Hiện nay, bằng lái xe được chia làm nhiều loại A1, A2, A3, A4, B1, B2… Mỗi hạng bằng sẽ được phép điều khiển các phương tiện khác nhau.

Hiện nay, bằng B1 dần trở nên phổ biến và có xu hướng chiếm ưu thế trong tương lai. Đây là một loại giấy phép lái xe, chứng chỉ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo sức khỏe tốt và vượt qua tất cả các bài thi sát hạch sẽ được cấp bằng lái xe B1 dưới hình dạng thẻ PET.

Bằng lái xe ô tô B1 có lái được xe số sàn hay không?

Nhiều người “ví” xe ô tô số sàn như một người bạn có khả năng “gây nghiện” đối với những ai có sở thích chinh phục tốc độ. Họ cho rằng, cảm giác lái xe không chỉ đơn giản là cầm vô lăng, đạp ga hay đạp thắng mà còn là những kỹ thuật sang số điêu luyện phù hợp với từng địa hình.

Theo luật GTVT của nước ta quy định giấy phép lái xe B1 gồm 2 loại là bằng lái xe B1 số tự động và B1 số sàn. Để phân biệt giữa hai loại bằng này, tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng, Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe hơi số tự động là bằng B11 và bằng lái xe hơi số sàn là bằng B1.

Như vậy, khi nói đến giấy phép lái xe ô tô B1, người ta có thể hiểu rằng, người lái được phép điều khiển nhưng không được phép hành nghề lái xe ô tô số sàn; và số tự động theo đúng quy định luật GTVT hiện hành với những loại xe như sau:

  1. Ôtô chở người từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi cho người lái xe);
  2. Ôtô tải kể cả ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
  3. Ôtô dùng cho người khuyết tật.
  4. Máy kéo kéo 1 rơ móc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn dành cho xe hơi.

Nâng bằng B11 lên bằng lái ô tô B1 được hay không?

Việc nâng bằng lái xe hơi B11 lên bằng lái ô tô B1 là điều không hề khó. Chính vì vậy, một trong những điều quan trọng tiếp theo bạn cần phải nắm rõ khi sử dụng 1 trong 2 loại bằng lái này là người có bằng lái ô tô hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 – 6 triệu đồng.

Từ những quy định trên, nếu bạn là người muốn trải nghiệm cảm giác chinh phục tốc độ với những địa hình khó nhưng đã có bằng lái loại B11 thì việc đầu tiên bạn cần làm là nâng hạng bằng lái từ B11 lên B1.

Chúng ta có thể nâng bằng B11 lên bằng lái ô tô B1 nếu có thời gian lái xe từ 1 năm trở lên; và có 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Hồ sơ nâng hạng bằng lái bao gồm:

  1. Hồ sơ gốc thi bằng lái B11 (Bộ hồ sơ này được lưu giữ lại khi bạn thi bằng B11 trước đó).
  2. Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
  3. Bản sao giấy phép lái xe (Bản chính xuất trình khi thi sát hạch).
  4. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.

Mức xử phạt khi có GPLX hạng B11 điều khiển xe ô tô số sàn

Từ các phân tích trên thì người có GPLX hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn. Trong khi đó, GPLX hạng B1 được phép điều khiển xe ô tô số sàn. Do đó, người có GPLX hạng B11 điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Và sẽ bị xử phat theo quy định tại điểm a khoản 8, điều 21 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bằng B1 lái xe số sàn có được không?
Bằng B1 lái xe số sàn có được không?

8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng;

b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp; (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp); nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

 Như vậy, người có GPLX hạng B11 điều khiển xe ô tô số sàn có thể bị xử phạt với mức phạt từ 5 – 7 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Bằng B1 lái xe số sàn có được không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thi bằng lái xe B1 năm 2022 hết bao nhiêu tiền?

Tại các trung tâm dạy lái xe uy tín tổng chi phí học lái xe B1 2022 có thể vẫn giữ nguyên như trước cho một khóa học từ 9.500.000đ – 12.500.000đ. Chi phí này cũng tùy vào chế độ và các khoản phí khác của trung tâm dạy lái xe. Giá học phí trên được các trường dạy lái xe đối với các học viên tập lái xe đến lúc thi sát hạch; và không có phát sinh thêm chi phí khác.
Thông thường, chi phí lớn nhất bạn phải chi trả khi học lái xe B1 là chi phí đào tạo thực hành và lý thuyết. Ngoài ra còn có chi phí đăng ký làm hồ sơ học; phí khám sức khỏe; mua tài liệu và lệ phí thi sát hạch.

Các loại bằng lái xe tại Việt Nam

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải; hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau: Bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 (bao gồm 2 loại), B2, C, D, E, F.

Mức phạt lỗi không có giấy phép lái xe đối với ô tô?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP lỗi không có giấy phép lái xe đối với ô tô; sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 8 Điều 21). Ngoài ra bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày; trước khi ra quyết đinh xử phạt.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment