Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022

by Ngọc Gấm
Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022

Chào CSGT, Tôi là người thường hay tham gia giao thông bằng xe đạp. Dạo gầu đây tôi có nghe thông tin nếu khi đi xe đạp mà sang đường sai quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. CSGT có thể chỉ cho tôi cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Hàng ngày khi tham gia giao thông; một việc mà bạn không thể không thực hiện đó chính là việc qua đường. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng biết cách qua đường. Việc qua đường không đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ như khiến các xe lưu thông rất khó quan sát và phản ứng, rất dễ gây tai nạn; nếu qua đường sai cách thì ta còn bị xử phạt vi phạm hành chính.

Để có thể giải đáp thắc mắc về cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xe đạp là gì?

Xe đạp là một loại phương tiện đơn, chạy bằng sức người hoặc gắn thêm động cơ trợ lực, điều khiển bằng bàn đạp, có hai bánh xe được gắn vào khung, một bánh sau cái kia.

Xe đạp xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XIX ở Châu Âu. Trong thời gian ngắn chỉ hơn 200 năm mà sang đầu thế kỷ 21 thị trường thế giới đã dung nạp hơn 1 tỷ chiếc xe đạp. Con số này vượt xa số lượng xe ô tô, cả về tổng số và số lượng kiểu xe.

Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022

Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022 như thế nào? Người điều khiển xe đạp khi sang đường nên chú ý tránh sang đường đột ngột. Bạn nên quan sát lượng xe lưu thông phía trước; và phía sau xem có khoảng cách an toàn để rẽ sang đường hay không (nếu có gương chiếu hậu; có thể quan sát qua gương chiếu hậu; hoặc ngoảnh nhìn phía sau thật nhanh). Khi đã thấy có thể rẽ sang đường thì trước khi chuyển hướng xe, bạn cần bật tín hiệu chuyển hướng rẽ (đối với xe máy, bật đèn xi nhan; còn với xe đạp thì có thể dùng cách vẫy tay xin đường) sau đó giảm tốc từ từ và điều khiển xe sang đường.
Giữ xi nhan và giảm tốc cho tới khi sang được đường bên kia. Trong trường hợp người già hoặc trẻ em đi xe đạp, chủ phương tiện nên dừng xe hẳn và sang đường theo cách của người đi bộ (chú ý nên sang đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ).

Mong rằng với những tư vấn này; bạn đã biết qua đường khi đi xe đạp đúng cách và an toàn.

Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022
Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022

Sang đường sai quy định sẽ bị xử phạt như thế nào đối với xe đạp?

Sang đường sai quy định sẽ bị xử phạt như thế nào? Hiện chưa có chế tài xử phạt sang đường sai quy định đối với người đi xe đạp; mà chỉ có quy định về xử phạt đối với người đi bộ khi qua đường sai mà thôi.

Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

Mặc dù người đi xe đạp khi qua đường sai không bị xử phạt; tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; người điều khiển phương tiện xe đạp khi qua đường nên chú ý quan sát; thực hiện việc đi qua đường đúng quy định; để giảm nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Một số lỗi vi phạm khác khi tham gia giao thông của người đi xe đạp

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
  • Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
  • Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
  • Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
  • Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
  • Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
  • Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Cách sang đường khi đi xe đạp mới năm 2022 ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Tra cứu thông tin quy hoạch của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe đạp lạng lách, đánh võng phạt bao nhiêu?

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng người điều khiển phương tiện xe đẹp lạng lách, đánh võng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm.
Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng cũng bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

So với quy định cũ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, hình thức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng theo quy định mới có phần nặng hơn. Biểu hiện là theo quy định cũ hành vi trên chỉ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Đây được xem là quy định có phần răn đe và khắc khe hơn dành cho người điều khiển xe đạp.

Xe đạp có được đi trên vỉa hè không ?

Câu trả lời là không được, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật được nhà nước quy định. Căn cứ vào luật giao thông đường bộ năm 2008 của nhà nước quy định; Những người tham gia giao thông phải đi theo chiều bên phải của mình; đồng thời điều khiển phương tiện đi đúng làn đường; phần đường đã quy định và phải chấp hành theo hệ thống biển báo đường bộ.
Cũng theo Thông tư số  04/2008/TT-BXD đã quy định; khu vực vỉa hè hay hè phố là một bộ phận của đường đô thị; nhằm phục vụ nhu cầu chủ yếu cho người đi bộ và đồng thời nó còn là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Như vậy, có thể thấy trong quy định của Thông tư trên vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô; xe máy, xe đạp hay bất cứ phương tiện giao thông nào di chuyển ở đó. Chính vì thế, khi gặp các lý do tắc đường hay vì bất cứ lý do gì (trừ trường hợp người tham gia giao thông đi lên hè để vào nhà) thì việc đi xe đạp hay ô tô; xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bao gồm cả xe đạp vi phạm; sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà nước. Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP mức phạt đối với lỗi đi xe đạp trên vỉa hè tăng lên.

Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”.
Như vậy, trường hợp bố của bạn điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
So với Nghị định 46 (phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông đối với xe đạp) thì Nghị định 100 đã nâng mức phạt lên để làm tốt công tác xử phạt lỗi, từ đó hạn chế các trường hợp vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment