Cảnh sát giao thông lập biên bản sai xử phạt như thế nào?

by SEO Tài

Khi cảnh sát giao thông lập biên bản sai xử phạt, hậu quả có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người vi phạm trong trường hợp này. Những sai sót này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: xử phạt sai lỗi vi phạm hoặc ghi chép thông tin không chính xác. Việc xử lý những lỗi sai trong việc lập biên bản xử phạt yêu cầu sự khách quan và khả năng giải quyết tình huống nhanh nhẹn. Hãy cùng tìm hiểu về “Cảnh sát giao thông lập biên bản sai xử phạt như thế nào?” trong bài viết dưới đây.

Cảnh sát giao thông lập biên bản sai

Quy trình dừng xe và thủ tục xử phạt, lập biên bản vi phạm giao thông như thế nào?

Việc quyết định dừng xe, quá trình xác định vi phạm và lập biên bản, mỗi bước đều đòi hỏi sự chính xác, công bằng và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ theo Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy trình dừng xe và thủ tục xử phạt như sau:

Bước 1: Ra hiệu lệnh dừng xe

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau đây:

+ Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

+ Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Bước 2: Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

Bước 3: Chào hỏi

Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông

Bước 3: Kiểm tra giấy tờ

Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định

Lưu ý: Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh, mặc đồng phục đúng quy định.

Bước 4: Xử phạt vi phạm giao thông

Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

– Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

– Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:

Thứ nhất là xử phạt không lập biên bản (còn gọi là phạt tại chỗ/phạt nóng)

CSGT chỉ được phép không lập biên bản trong trường hợp sau:

– Phạt cảnh cáo.

– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Nếu không lập biên bản thì CSGT phải lập Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Thứ hai là xử phạt lập biên bản (còn được gọi là phạt nguội)

Theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”

Mời bạn xem thêm: tra cứu giấy phép lái xe theo cccd

Cảnh sát giao thông lập biên bản sai

Trình tự khiếu nại khi cảnh sát giao thông phạt sai như thế nào?

Khi cảm thấy cảnh sát giao thông áp dụng sai quy định trong việc xử phạt hành chính, người vi phạm được phép gửi khiếu nại về quyết định xử phạt đó. Sự khiếu nại này có thể hợp lý hoặc không. Tuy nhiên, việc khiếu nại chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của người vi phạm bị vi phạm. Nếu khiếu nại không thành công, người vi phạm sẽ không bị phạt thêm về bất kỳ lỗi nào khác.

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”

Điều Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại như sau:

“Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cảnh sát giao thông lập biên bản sai xử phạt như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tìm Luật với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý, các mẫu đơn chuẩn pháp luật,…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. 

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp dừng phương tiện đường bộ được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về trường hợp được dừng xe phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
“Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”
Như vậy trong các trường hợp nếu trên thì CSGT mới được dừng xe phương tiên giao thông

Nội dung kiểm soát khi dừng phương tiện giao thông theo quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nội dung kiểm soát như sau:
– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
+ Giấy phép lái xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy đăng ký xe;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
+ Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;
+ Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;
+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like