Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?

by Ngọc Gấm
Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Khi bằng lái xe hết hạn sử dụng thì người tham gia giao thông cần phải tiến hành các thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Nếu không làm các thủ tục cấp lại giấy phép lái xe thì khi sử dụng giấy phép lái xe hết hạn mà bị CSGT phát hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính rất nặng. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Có giấy phép lái xe nước ngoài thì có bắt buộc phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT, giấy phép lái xe quốc gia được hiểu như sau: Giấy phép lái xe quốc gia là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của các nước cấp, có giá trị trên lãnh thổ nước đó.

Và theo quy định tại khoản 10 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cũng có quy định như sau:

– Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

  • Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
  • Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Như vậy, giấy phép lái xe nước ngoài không có giá trị sử dụng tại Việt Nam, nên khi bạn muốn tự mình di chuyển phương tiện giao thông tại Việt Nam, thì bạn phải tiến hành đổi giấy phép lái xe. Tuy nhiên trường hợp đặt biệt nếu bằng lái xe của bạn là bằng lái xe quốc tế (IDP) là giấy phép lái xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước Viên cấp cho thì bằng lái xe quốc tế đó sẽ có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định đổi giấy phép lái xe như sau:

– Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

  • Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
  • Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
  • Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe.
  • Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
  • Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;
  • Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
  • Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
  • Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Như vậy trong trường hợp bạn là người nước ngoài:

  • Được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
  • Định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn.
  • Cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.

nếu có nhu cầu lái xe tại Việt Nam thì được quyền tham gia đổi giấy phép lái xe tương ứng tại Việt Nam.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thủ tục đổi giấy phép lái xe nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

– Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);
  • Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật;
  • Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

  • Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài.
  • Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam do cơ quan đổi giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm, gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 41.

Ngoài ra, theo quy định tại Biểu mức thu phí sát hạch; lệ phí cấp giấy phép lái xe; lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng (ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC), phí cho việc cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) là 135.000 đồng/lần đổi.

Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?
Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?

Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?

Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc cấp lại giấy phép lái xe như sau:

– Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:

  • Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
  • Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

– Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe:

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

– Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:

  • Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
  • Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định, tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

– Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

– Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.

– Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định, không phải học lại theo chương trình đào tạo.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được rằng, trong trường hợp bạn muốn xin cấp lại giấy phép lái xe nếu rơi vào các trường hợp cấp lại theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thì không bắt buộc bạn phải xuất trình giấy phép lái xe nước ngoài gốc khi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Có bắt buộc phải có giấy phép lái xe nước ngoài gốc để cấp lại Giấy phép lái xe?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp không được phép đổi giấy phép lái xe tại Việt Nam?

– Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấp phép lái xe (sổ quản lý);
– Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.

Khi nào được cấp mới bằng lái xe?

– Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
– Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
– Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
– Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Thời hạn cấp lại giấy phép lái xe tại Việt Nam?

Theo quy định tại hoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
– Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.
Theo đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, thời gian cấp Giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment