Cơ quan kiểm tra có được kiểm tra đột xuất cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không?

by Anh Lan
Cơ quan kiểm tra có được kiểm tra đột xuất cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô không?

Đối với các chủ xe ô tô thì việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô chắc hẳn là một việc làm khá thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng việc hoạt động của các cơ sở này sẽ phải tuân thủ một số quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát. Liên quan đến vấn đề này, có một câu hỏi được đặt ra là: Cơ quan kiểm tra có được kiểm tra đột xuất cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không? Và nếu các bạn cũng có thắc mắc này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để được giải đáp nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 116/2017/NĐ-CP

Bảo hành và bảo dưỡng ô tô là gì? Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là gì?

Tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 3 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về khái niệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô và cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

– Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.

– Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.

– Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành; bảo dưỡng ô tô có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan kiểm tra có được kiểm tra đột xuất cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

1. Kiểm tra, giám sát định kỳ

Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trên, phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.

2. Kiểm tra đột xuất

Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra đột xuất Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng trong các trường hợp sau:

a) Cơ quan kiểm tra nhận được văn bản khiếu nại có căn cứ của khách hàng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng về các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

b) Cơ quan kiểm tra nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc cơ sở bảo hành, bảo dưỡng vi phạm các quy định tại Nghị định này hoặc vi phạm các nội dung liên quan đến việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

c) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.

Như vậy, Cơ quan có thẩm quyền ngoài việc kiểm tra định kỳ thì còn có thể tiến hành kiểm tra đột xuất Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp được quy định ở trên. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô của anh/chị khi bị kiểm tra có thể hỏi đoàn kiểm tra lý do kiểm tra đột xuất để làm căn cứ xem xét có phù hợp với quy định pháp luật hay không.

Quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được quy định tại Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

Quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Quy định về cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

c) Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

d) Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành; bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 5, 7, 8, 9; và 10 Điều 21 Nghị định này: 01 bản sao.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô

a) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp; hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành; bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra; đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày…

d) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận; Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra; hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác;

e) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu; nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu; thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng sẽ bị hủy…

Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô?

Theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

2. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp sau:

a) Cung cấp thông tin không chính xác; hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

b) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

c) Chấm dứt hoạt động kinh doanh;

d) Không còn đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này;

đ) Không triển khai hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô;

e) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Theo đó, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp khi thuộc một trong các trường hợp trên.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Cơ quan kiểm tra có được kiểm tra đột xuất cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu hợp đồng mua bán nhà đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đã cấp cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô trong các trường hợp nào?

– Vi phạm các quy định liên quan đến việc duy trì các kết quả đã được kiểm tra, chứng nhận hoặc vi phạm các quy định khác tại Nghị định này;
– Vi phạm các quy định khác của pháp luật và phải thực hiện theo quyết định xử lý của các cơ quan chức năng;
– Không chấp hành các quyết định tại thời điểm kiểm tra đột xuất của Cơ quan kiểm tra.

Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô có được cấp đổi khi nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 116/2017/NĐ-CP, Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.

Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng điều kiện gì?

1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô…
5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe…
6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng…

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment