Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?

by Thúy Duy
Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?

Chào CSGT, Tôi muốn vừa lái xe vừa nghe nhạc nên đã đeo tai nghe khi đang lưu thông. Hành động này của tôi có vi phạm luật giao thông hay không? Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc đeo tai nghe khi đang lưu thông là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài gây nguy hiểm cho bản thân còn gây nguy hiểm cho cả người lưu thông cùng. Để làm rõ việc đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Nguy cơ tai nạn tiềm ẩn từ việc đeo tai nghe khi lái xe

Hành vi đeo tai nghe khi lái xe dễ dàng bắt gặp ở trên đường, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Bởi lưu lượng xe đông, những người đeo tai nghe khi lái xe thường để nghe nhạc trong lúc mệt mỏi do kẹt xe, hạn chế tiếng ồn, nghe điện thoại…

Tiện ích là thế nhưng những người đeo tai nghe khi chạy xe thường không nhận thức được rủi ro của việc làm này mang lại. Việc đeo tai nghe khi lái xe rất dễ làm cho người điều khiển mất tập trung, sao nhãng việc quan sát, không thể nghe được tín hiệu giao thông của xe khác cũng như của người điều khiển giao thông…Sử dụng tai nghe không chỉ gây tai nạn ở đường sắt, mà còn xảy ra ở ngay trên đường làng, vắng vẻ.

Việc đeo tai nghe khi tham giao thông không những vi phạm luật giao thông, gây ra những nguy hiểm cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng. Theo nghiên cứu, việc sử dụng tai nghe sẽ ảnh hưởng không tốt đến tai do phần lớn những thiết bị như tai nghe hiện nay đều có công suất cực đại vào khoảng 120Db (vượt quá mức cho phép), gây áp lực lên tế bào thần kinh của người sử dụng.

Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?

Tai nghe là một thiết bị âm thanh phổ biến được thiết kế nhỏ gọn để thuận thiện mang theo khi di chuyển. Tuy nhiên, âm thanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến người nghe mất tập trung, ảnh hưởng đến việc quan sát và di chuyển trên đường. Từ đó tiểm ẩn nhiều nguy hiểm về tai nạn giao thông.

Bởi lẽ đó, điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo quy định này, ngoại trừ máy trợ thính thì mọi thiết âm thanh khác đều bị cấm sử dụng khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện tham gia giao thông.

Nếu cố tình vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt the điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, hành vi đeo tai nghe khi lái xe máy là hành vi vi phạm pháp luật, đây là một mức phạt tương đối nghiêm khắc, có sức răn đe đối với người tham gia giao thông. Nhờ vậy, có thể hạn chế tối đa xảy ra các tai nạn giao thông liên quan đến hành vi vi phạm này.

Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?
Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?

Đeo tai nghe khi lái xe có bị tước giấy phép lái xe không?

Xuất phát từ mức độ tiềm ẩn nguy hiểm, khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định các hình phạt bổ sung đối hành vi này. Cụ thể:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, ngoài hình thức phạt tiền, hành vi đeo tai nghe khi lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đeo tai nghe chỉ đường khi lái ô tô có bị phạt không?

Hiện nay, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, yêu cầu không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông chỉ được đặt ra đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy.

Đồng nghĩa rằng, Luật Giao thông đường bộ 2008 không cấm người cầm lái ô tô sử dụng tai nghe khi đang điều khiển phương tiện.

Mặt khác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không có điều khoản này quy định về mức phạt đối với hành vi người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô sẽ không bị coi là hành vi vi phạm hành chính.

Dù không bị xử phạt nhưng việc đeo tai nghe cũng ít nhiều gây sao nhãng đối với người tham gia giao thông. Do vậy, các bác tài cũng cần hạn chế sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô.

Ai có thẩm quyền xử phạt lỗi đeo tai nghe khi lái xe?

Căn Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
  • Cảnh sát giao thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được giao nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông để tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Đeo tai nghe khi đi xe máy có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đeo tai nghe chỉ đường khi điều khiển xe máy có bị phạt không?

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Theo quy định này, ngoại trừ máy trợ thính thì mọi thiết âm thanh khác đều bị cấm sử dụng khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Do đó, việc sử dụng tai nghe để nghe hướng dẫn đường là hành vi vi phạm pháp luật.

Đeo tai nghe một bên có bị phạt không?

Hành vi đeo tai nghe một bên hay hai bên đều được coi là sử dụng thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện giao thông. Như vậy đeo tai nghe một bên hay hai bên đều có thể bị phạt.

Sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô có bị phạt không?

Theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt trong lĩnh vực giao thông quy định như sau:
Đối với ô tô
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment