Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép bị xử phạt như thế nào?

by Thúy Duy

Chào CSGT, vào tối ngày hôm qua, trên đoạn đường ở chỗ tôi có một nhóm thanh niên tụ tập để đua xe trái phép, ngoài việc gây nguy hiểm cho người đi đường còn gây ra tiếng ồn lớn khiến cả xóm tôi không thể ngủ ngon. Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép bị xử phạt như thế nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hành vi đua xe trái phép này là hành vi trái với pháp luật, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép bị xử lý như thế nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Đua xe trái phép là gì?

Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Theo đó, đua xe trái phép được hiểu là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

  • Khách thể của tội phạm:
  • Tội phạm xâm phạm vào các quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
  • Hành vi đua xe trái phép còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và an toàn, trật tự nơi công cộng.
  • Mặt khách quan của tội phạm:
  • Tội phạm thể hiện ở hành vi đua xe trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ (công nông, máy kéo, xích lô máy, xe đạp điện,…). Việc đua xe này trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Hành vi thể hiện ở việc điều khiển các phương tiện giao thông là ô tô, xe máy, các loại xe có động cơ khác chạy tốc độ cao trên một quãng đường nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hành vi đua xe thường xảy ra ở những đường phố lớn, trên các đường quốc lộ, tỉnh lộ và thường xảy ra vào những ngày lễ lớn hoặc khi có các sự kiện về thể thao, văn hóa…
  • Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là khi có một trong 2 tình tiết sau:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

  • Người có hành vi đua xe trái phép cũng có thể đồng thời là người có hành vi tổ chức đua xe trái phép, trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội là tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép.
  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

  • Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật định.

Người đua xe mô tô xe gắn máy xe máy điện trái phép?

Đua xe trái phép là hành vi không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây ảnh hưởng đến xã hội. Tùy theo mức độ mà hành vi đua xe trái phép có thể truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 20 năm tù.

Xử phạt hành chính đối với hành vi đua xe trái phép

Theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử lý hành vi đua xe trái phép như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

+ Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
  • Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép?
Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép?

Đua xe trái phép có thể bị xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 266 – Bộ luật hình sự về tội đua xe trái phép như sau:

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

e) Tham gia cá cược;

g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;

i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, khung hình phạt cao nhất đối với tội này là 20 năm tù giam đối với hậu quả làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của Luật sư trong việc đua xe trái phép gây tai nạn giao thông?

Với những kinh nghiệm và vốn hiểu biết sâu sắc pháp luật Việt Nam thì LUẬT SƯ sẽ là sự lựa chọn sáng suốt cho bạn khi giải quyết vấn đề đua xe trái phép gây tai nạn giao thông. Cụ thể, Luật sư sẽ giải quyết như sau:
Tư vấn quy định pháp luật về hành vi đua xe trái phép;
Tư vấn mức phạt, bồi thường về hành vi đua xe trái phép gây TAI NẠN GIAO THÔNG;
Đua xe trái phép gây tai nạn giao thông thì trong trường hợp nào truy cứu trách nhiệm hình sự;
Tham gia tranh tụng tại Tòa án khi vụ việc xảy ra tranh chấp.

Đua xe trái phép mà không có bằng lái xe thì có bị phạt thêm tội điều khiển xe không có giấy phép lái xe?

Có, và mức phạt cho tội điều khiển xe không có giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng

Giao xe cho đối tượng thực hiện hành vi đua xe trái phép thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment