Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao?

by Anh Lan
Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao?

Khi lái xe ô tô, chúng ta phải sử dụng tay để điều khiển vô lăng, tuy nhiên thay vì làm như vậy, một số người lại thích sử dụng chân để điều khiển. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao?

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường“.

Ngoài việc bị phạt tiền, hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Như vậy, hành vi dùng chân điều khiển vô lăng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; và bị tước giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng cách nào?

Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao?
Có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng cách nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

1. Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

2. Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

3. Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

4. Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

5. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt

– Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt.

Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

– Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.

Không nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Nếu quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Theo hướng dẫn tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:

– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó; hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

Ngoài việc bị cưỡng chế nộp phạt, người vi phạm còn bị phạt, cụ thể nếu nộp phạt vi phạm giao thông muộn sẽ bị tính lãi. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

Số tiền này đồng thời thu cùng số tiền nộp phạt.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô bị xử phạt ra sao?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Đèn vàng có được vượt không?

Trong điều kiện thông thường khi gặp đèn vàng, người điều khiển phương tiện sẽ dừng lại trước vạch dừng màu trắng.
Trường hợp người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
Và trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy (trường hợp đặc biệt); thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ được phép đi; tuy nhiên phải giảm tốc độ; chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Ngoài trường hợp khi gặp đèn vàng người điều kiển phương tiện giao thông đã đi quá vạch dừng; trường hợp đèn tín hiệu vàng nhấp nháy liên tục người tham gia giao thông được phép vượt đèn vàng. Còn tất cả các trường hợp vượt đèn vàng còn lại đều sẽ bị xử phạt.

Điều khiển xe ô tô đi vào làn BRT bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe thực hiện hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, đối với xe ô tô, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng khi đi xe vào làn đường BRT.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment