Chào CSGT, CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc đường song hành là gì? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Hiện nay tại Việt Nam, Bộ Giao thông và Vận tải đã và đang cho phép các chủ đầu tư tiền hành xây dựng các tuyến đường song hành nhằm khắc phục tình trạng ùn tắt giao thông tại các tuyến đường chính. Vậy câu hỏi đặt ra là đường song hành là gì? Hiện nay tại Việt Nam đã có bao nhiêu tuyến đường song hành?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc đường song hành là gì?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008

Phân loại đường bộ tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc phân loại đường bộ tại Việt Nam như sau:

– Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống,gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:

  • Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực;
  • Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
  • Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện;
  • Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã;
  • Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
  • Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:

  • Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
  • Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
  • Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
  • Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Quy định về đặt tên và số hiệu đường bộ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 40 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về đặt tên, số hiệu đường bộ như sau:

– Đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu như sau:

  • Tên đường được đặt tên danh nhân, người có công hoặc tên di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán; số hiệu đường được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái nếu cần thiết; trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ;
  • Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam với các quốc gia có liên quan. Đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế thì sử dụng cả tên, số hiệu đường trong nước và tên, số hiệu đường trong khu vực, đường bộ quốc tế.

– Việc đặt tên, số hiệu đường bộ do cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ quyết định; riêng đường đô thị, đường tỉnh, việc đặt tên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Đường song hành là gì?

Đường song hành là gì?

Hiện nay chưa có quy định pháp luật quy định đường song hành là gì, tuy nhiên theo như áp dụng ta có thể hiểu đường song hành là một tuyến đường chạy song song với một tuyến đường nào đó, thường là các tuyến đường có trục đường chính, nhiều phương tiện lưu thông qua lại, mục đích của tuyến đường song hành này là nhằm giảm tải ùn tắc giao thông.

Các tuyến đường song hành được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam

Một số tuyến đường song hành được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có thể kể đến như sau:

  • Đường song hành Xa lộ Hà Nội (tại TP.HCM);
  • Đường song hành cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây;
  • Đường song hành Phan Văn Hớn (Hóc Môn);
  • Đường song hành quốc lộ 50 (Long An -TP.HCM);

Hiện nay tại Việt Nam, các tuyến đường song hành còn khá xa lạ, và phần lớn đang trong các dự án đang xây dựng nên ít được người dân Việt Nam biết đến.

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của đường song hành tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 41 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ như sau:

– Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ thuật khác.

– Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp đường; các tuyến đường bộ đang khai thác chưa vào cấp phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp; đối với đường chuyên dùng còn phải áp dụng cả tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.

– Trách nhiệm của các bộ quy định như sau:

  • Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp đường;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp đường.

– Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Phạm vi đất dành cho đường song hành được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

– Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

– Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

– Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

– Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ. Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Đường song hành là gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Tranh chấp thừa kế nhà; dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất uy tín của CSGT.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các công trình báo hiệu trên đường song hành phải có?

– Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
+ Đèn tín hiệu giao thông;
+ Biển báo hiệu;
+ Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
+ Vạch kẻ đường;
+ Cột cây số;
+ Công trình báo hiệu khác.
– Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
– Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.

Quản lý và bảo trình đường song hành như thế nào?

– Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
– Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
+ Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
– Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
+ Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
+ Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
+ Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.

Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường song hành như thế nào?

– Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
– Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.

Bài viết liên quan