Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?

by Ngọc Gấm
Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Ngày nay khi có điều kiện về kinh tế nhiều người thường thích tặng xe ô tô cho người mình thương thay về tặng nhà; tặng đất; tặng hoa. Bởi đây là một món quà có giá trị lớn và phục vụ thiết yếu cho các vấn đề đi lại đặc biệt là mỗi khi đi xa hoặc mỗi khi trời mưa. Vậy câu hỏi đặt ra là khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008;

Bộ luật Dân sự 2015 
Luật Công chứng 2014
Thông tư 15/2014/TT-BCA
Thông tư 20/2010/TT- BGTVT
Công văn 3956/BTP-HTQTCT
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000
Thông tư 58/2020/TT-BCA 

Xe ô tô là động sản hay bất động sản?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

Trong đó:

– Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được xe ô tô là động sản.

Quy định về việc tặng cho xe ô tô thuộc sở hữu của mình

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu như sau: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các lập quyền sở hữu theo hợp đồng như sau: Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.

Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác như sau: Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Theo quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho động sản như sau:

  • Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?
Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?

Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 58/2020/TT-BCA  quy định về về các loại giấy tờ cần cung cấp khi tiến hành đăng ký sang tên như sau:

  • Tổ chức, cá nhân bán, điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc thừa kế xe: Khai báo và nộp giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA.

+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên khác tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe;

+ Sang tên cho tổ chức, cá nhân trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là sang tên cùng tỉnh): Chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe; Trường hợp tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế làm thủ tục sang tên ngay thì không phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

  • Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, phân bổ hoặc được thừa kế xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: Nộp giấy tờ sau:

+ Kê khai mẫu số 01 Thông tư 58/2020/TT-BCA.

+ Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;

b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;

c) Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;

d) Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước.

+ Giấy tờ lệ phí trước bạ xe:

a) Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe). Trường hợp nhiều xe chung một giấy tờ lệ phí trước bạ thì mỗi xe đều phải có bản sao chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp giấy tờ lệ phí trước bạ đó;

b) Xe được miễn lệ phí trước bạ: Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.

+ Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (không áp dụng trường hợp sang tên ngay trong cùng tỉnh sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu xe)

+ Và xuất trình giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA để làm thủ tục đăng ký sang tên.

  • Chủ xe là người Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
  • Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
  • Chủ xe là người nước ngoài:

a) Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng);

b) Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.

  • Chủ xe là cơ quan, tổ chức:

a) Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe – Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu;

b) Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng) của người đến đăng ký xe;

c) Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.

  • Người được ủy quyền đến giải quyết các thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9, còn phải xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).

Lưu ý: Trình tự cấp biển số thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm đ (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh, mô tô sang tên trong cùng điểm đăng ký) và điểm b, điểm c điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này (đối với sang tên khác tỉnh).

Như vậy thông qua quy định trên ta biết khi bạn tặng xe thì không nhất thiết phải công chức các giấy tờ về tặng cho xe ô tô mà bạn có thể lựa chọn hình thức chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Khi tiến hành tặng xe thì giấy tặng cho xe ô tô có cần công chứng không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục sang tên xe khi cùng tỉnh như thế nào?

Nếu hộ khẩu thường trú của người bán và người mua (người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng) cùng tỉnh/thành, quy trình thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khá đơn giản, chỉ gồm 5 bước:
Bước 1: Làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô.
Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô cũ theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 4: Nộp lệ phí đăng ký xe theo quy định.
Bước 5: Nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe mới.
Thông thường, khi chuyển nhượng, mua bán xe cũ cùng tỉnh, biển kiểm soát xe vẫn được giữ như cũ; chỉ có thông tin về chủ sở hữu xe được thay đổi trên Giấy đăng ký xe.

Công chứng Giấy tặng cho ô tô ở đâu?

Đồng thời Công văn số 3956/BTP-HTQTCT quy định:
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực; nếu người dân lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện như chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng nêu trên.
Theo căn cứ trên thì về trường hợp chuyển nhượng xe sẽ chia thành 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng là xe chuyên dùng thì hợp đồng sẽ được chứng thực tại UBND cấp xã nơi người bán thường trú.
– Trường hợp 2: Đối tượng của hợp đồng là xe của cá nhân thì hợp đồng chuyển nhượng có thể chứng thực tại UBND xã nơi người bán thường trú hoặc công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Thủ tục sang tên xe khi khác tỉnh như thế nào?

Đối với xe đã qua sử dụng được chuyển nhượng, mua bán lại thì quy trình thủ tục sang tên đổi chủ khi người bán và người mua khác tỉnh/thành có phần phức tạp hơn. Cả hai bên phải thực hiện theo quy trình như sau: 
Bước 1: Ký kết và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô.
Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ áp dụng cho ô tô cũ theo quy định.
Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe ô tô tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành nơi người bán đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành nơi người mua đăng ký thường trú.
Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký xe.
Bước 6: Bốc và nhận biển số mới tại chỗ, nhận giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Bước 7: Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe tiến hành thủ tục đăng kiểm xe (làm sổ đăng kiểm) theo biển số mới.
Trong trường hợp không thể sắp xếp thời gian hoặc đang cư trú tại địa phương khác với tỉnh, thành đăng ký hộ khẩu thường trú, chủ sở hữu xe có thể ủy quyền cho người thân hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ sang tên xe ô tô thay mặt xử lý hồ sơ sang tên theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment