Chào Luật sư, hôm trước tôi đi thi bằng lái xe ô tô. Hôm nay đã có kết quả đậu nhưng tôi lại bận không đi lấy được. Tôi uỷ quyền cho người thân đi nhận bằng lái xe có được không? Tôi muốn lập văn bản để uỷ quyền cho em gái đi lấy nhưng không biết cần có những nội dung gì. Mẫu giấy ủy quyền lấy bằng lái xe ô tô như thế nào theo quy định hiện nay ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Cách ủy quyền cho người khác lấy hộ bằng lái xe
Tại Điều 134, Điều 142 và Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Căn cứ theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có thể ủy quyền lại cho người khác lấy hộ Giấy phép lái xe của bạn. Tuy nhiên để đảm bảo thuận tiện thì bạn cần làm Giấy ủy quyền cho một người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để người đi lấy hộ bạn thực hiện công việc một cách thuận lợi.
Khi mất bằng lái xe ô tô cần phải làm gì?
Không phải cứ mất bằng lái xe ô tô thì bạn là sẽ phải thi lại, nên nếu bạn bị mất bằng lái xe, trong vòng 2 năm chưa lần nào cấp lại, còn hồ sơ gốc thì sẽ được cấp lại đơn giản mà không cần phải thi lại lý thuyết hay thực hành. Các trường hợp được cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất bao gồm:
Nếu mất bằng lái lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, sau 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn cũng sẽ được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, trong vòng 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn phải thi lại lý thuyết.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ ba trong vòng 2 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
Làm lại bằng lái xe ô tô B2 hết bao nhiêu tiền và trong bao lâu
Lệ phí cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất theo biểu phí của Bộ giao thông vận tải từng thời điểm. Hiện tại lệ phí cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất là 135.000 đồng (một trăm ba mươi lăm nghìn đồng).
Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp lại bằng lái bị mất, sau khi xác mình và làm đủ các thủ tục cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất bạn sẽ được cấp lại bằng lái xe ô tô mới. Nơi nộp hồ sơ cấp lại bằng lái xe tại Sở GTVT (cấp tỉnh).
Các bước thủ tục xin cấp lại bằng lái xe ô tô như thế nào?
Bước 1: Người xin cấp lại bằng lái xe ô tô chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Khám sức khỏe và trình hồ sơ theo yêu cầu để đối chiếu.
Bước 3: Chụp ảnh và ký tên đợi giấy hẹn sau 2 tháng kể từ ngày ký sẽ được trả bằng( thời gian lâu nhằm hạn chế vi phạm lỗi không trung thực khi yêu cầu cấp lại bằng ngoài lý trên).
Sau 2 tháng cầm giấy hẹn lên lấy bằng nộp 135.000 vnđ lệ phí cấp bằng PET.
Mẫu giấy ủy quyền lấy bằng lái xe ô tô như thế nào?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————– o0o —————–
GIẤY ỦY QUYỀN
(Dành cho cá nhân)
Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
…………… , ngày …… tháng …… năm 20……. ; chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: …………………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số CMND: …………………………… cấp ngày: ……………………… nơi cấp: ……………………………….
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………………………………………….
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………..
Số CMND: …………………………… cấp ngày: ……………………… nơi cấp: ………………………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………………………………………….
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
IV. CAM KẾT
- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền lấy bằng lái xe ô tô như thế nào?” được CSGT tư vấn. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tra cứu quy hoạch đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lái xe buýt cần bằng gì theo quy định?
- Lắp đèn hậu nháy có bị phạt không theo quy định?
- Lỗi nháy Đèn hậu xe máy bị phạt hay không?
Câu hỏi thường gặp
Ủy quyền sử dụng xe ô tô mà chỉ chuyển giao quyền sử dụng – Tức là bên nhận ủy quyền sẽ được quyền quản lý, khai thác, sử dụng xe trong các giao dịch dân sự thì không cần phải công chứng. Các bên chỉ cần chi tiết các nội dung thỏa thuận để phòng tránh tranh chấp xảy ra do ô tô là tài sản có giá trị lớn, thường xuyên di chuyển nên dễ bị hư hóng, hủy hoại.
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì chủ sở hữu tài sản là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên chủ thể lập ủy quyền sử dụng xe ô tô phải là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình hoặc pháp nhân, tổ chức. Chủ thể lập ủy quyền sử dụng xe ô tô có thể là chủ xe, người đại diện của chủ xe hoặc bên được ủy quyền lại của chủ thể được ủy quyền sử dụng xe ô tô.
Mặc dù người đại diện có thể có những quyền năng rất lớn (theo thỏa thuận hoặc pháp luật cho phép) nhưng tất cả mọi công việc, hoạt động, hành vi của người đại diện luôn phải được thực hiện vì lợi ích của người được đại diện. Người đại diện hoạt động không nhân danh chính bản thân mình và không được vì lợi ích của mình. Bản chất của đại diện đã là vì người khác, vì vậy người đại diện phải nỗ lực hết mình để thực hiện các công việc được đại diện sao cho có lợi nhất (trong điều kiện có thể), vì lợi ích của người mà mình đã đại diện. Người đại diện cho pháp nhân cũng không ngoại lệ, họ phải luôn vì lợi ích của pháp nhân, tổ chức của mình và không thể vì lợi ích cá nhân. Chính vì vậy mà người đại diện không được phép xác lập, thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người khác mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ một số trường hợp đặc thù. Trường hợp người đại diện vượt quá thẩm quyền đại diện theo thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ vượt quá này.