Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?

by Thúy Duy
Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Chào CSGT, đội mũ bảo hiểm đã lâu nhưng tôi không rõ những chiếc mũ bảo hiểm lâu ngày đó có còn bảo vệ đầu tốt không? Và có thời hạn sử dụng hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, mũ bảo hiểm là vật quan trọng đối với mỗi người nếu lưu thông trên đường, tuy nhiên ít ai biết được ràng mũ bảo hiểm có thời hạn sử dụng là bao lâu? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này!

Căn cứ pháp lý

Tại sao bạn nên đội mũ bảo hiểm?

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định.

Mũ bảo hiểm bảo vệ bạn như thế nào?

Mũ bảo hiểm đóng vai trò làm giảm truyền lực tác động lên da đầu, hộp sọ, não và cột sống của bạn. Một chiếc mũ bảo hiểm không thể bảo vệ được tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn tuy nhiên nó bảo vệ được trung tâm điều khiển cơ thể – não bộ.

Bộ não của chúng ta có ba phần chính: đại não, thân não và tiểu não. 

Đại não là phần trên cùng của bộ não được chia thành hai phần là bán cầu não phải và trái, chúng được ngăn cách bởi khe não dọc, đóng vai trò quan trọng nhất. Lớp bề mặt ngoài của não được gọi là vỏ não. Vỏ não có màu nâu xám gọi là “chất xám”. Bên dưới vỏ não hay bề mặt não bộ, các sợi liên kết nơron thần kinh với nhau tạo nên vùng màu trắng, gọi là chất trắng. Các dây thần kinh chuyên biệt dọc theo bề mặt não của bạn kiểm soát các chức năng khác nhau, như chuyển động của đầu, cánh tay hoặc chân,…. 

Tiểu não là một phần của bộ não của bạn rất cần thiết trong việc giữ cân bằng, trong khi thân não như một trạm chuyển tiếp, truyền thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và vỏ não. Do đó, ngay cả những vết thương rất nhỏ ở thân não cũng có thể làm gián đoạn dẫn truyền, ảnh hưởng nghiêm trọng lên não bộ. 

Ngoài việc bảo đảm cho hộp sọ và não bộ của bạn được an toàn thì mũ bảo hiểm còn giúp hạn chế tổn thương cho xương mặt.  Xương mặt của bạn đóng vai trò là điểm gắn kết cho các cơ mặt, chi phôi các hoạt động trên gương mặt từ biểu cảm, mí mắt, nói, nhai và nuốt. Có thể sử dụng xương từ các vị trí khác (như xương sườn hoặc chân dưới như xương ống) để tái tạo xương hàm. Tuy nhiên, các khớp, chẳng hạn như khớp thái dương hàm, khi bị tổn thương rất khó để tái tạo.

 Mũ bảo hiểm nửa đầu là loại mũ được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam bởi độ tiện lợi, giá rẻ, thời trang. Tuy nhiên, loại mũ này chỉ có khả năng bảo vệ được phần trên cùng của bộ não (vỏ não) nhưng không bảo vệ được tiểu não và thân não.

Mũ bảo hiểm ¾ có thể bao phủ hoàn toàn đại não, tiểu não và thân não nhưng lại không bảo vệ được phần mặt của bạn. Giả sử bạn đội một chiếc mũ ¾ và gắn thêm kính chắn bụi thì các mô mềm cũng như răng và xương hàm đều không được bảo vệ thậm chí khi xảy ra va chạm, kính chắn bụi cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây nguy hiểm cho mặt bạn. 

Mũ che cả đầu, tai, hàm độ an toàn đương nhiên sẽ cao hơn hai dòng trước nhưng ít được sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng vì căn bản thời tiết Việt Nam khá oi bức kèm với lượng xe cộ đông đúc dẫn đến kẹt xe liên tục. Vậy nên việc sử dụng mũ trùm kín như vậy sẽ khiến người dùng cảm thấy bị hầm bí, nóng nảy khó chịu.

Tại sao nên thay mới mũ bảo hiểm?

Nhiều người nghĩ rằng, chiếc nón bảo hiểm mình đang sử dụng trông còn khá tốt, không bị hư hỏng gì sao phải thay mới? Đây quả thật là một sai lầm lớn, bởi qua thời gian sử dụng, mũ bảo hiểm của bạn dần mất đi khả năng bảo vệ từ bên trong, mặc dù nhìn lớp vỏ ngoài vẫn còn khá ổn, tốt.

Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?
Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Những lí do nên thay mới mũ bảo hiểm?

Do va chạm trong thời gian sử dụng

Trong thời gian sử dụng mũ, có thể sẽ xảy ra những va chạm như va vào tường, kệ bàn, rơi xuống đất,… do đó mũ bảo hiểm của bạn sẽ giảm dần khả năng chống chịu va đập, dù mũ trông như không có vấn đề gì hay chỉ trầy xước sơ sơ nhưng thực chất là tuổi thọ của mũ đã giảm đi ít nhiều.

Mũ bảo hiểm chỉ có khả năng bảo vệ tốt nhất trong lần đầu. Khả năng chịu chống lực của vỏ mũ, mút xốp trong các lần va đập tiếp theo sẽ giảm đi. Qua thời gian, mũ chỉ có thể chịu được những lực va chạm nhẹ, còn khi có những tình huống va chạm mạnh bất ngờ sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Do thời tiết khắc nghiệt

Chiếc mũ bảo hiểm của bạn hàng ngày phải thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thời tiết phức tạp: nắng, mưa, gió, bụi bẩn,… điều này sẽ tác động trực tiếp vào cấu trúc bảo vệ mũ và làm cho thời gian sử dụng của mũ giảm đi khá nhiều.

Do kết cấu của mũ đã bị lão hóa

Mũ bảo hiểm thường được làm từ chất liệu nhựa ABS nguyên sinh và xốp EPS nén dưới tỷ trọng cao. Qua thời gian dài sử dụng, độ liên kết giữa các hạt nhựa và xốp bị mất dần đi, làm cho các chi tiết vỏ mũ, mút xốp giảm chấn bị lão hóa nghiêm trọng, khi gặp va chạm mạnh bất ngờ, mũ khó lòng mà chống đỡ được.

Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Hiện tại, chưa có bất kỳ quy định nào quy định về thời hạn sử dụng của mũ bảo hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông thì người ta khuyến cáo nên thay mũ bảo hiểm mới khi đã sử dụng được 3 năm hoặc nếu mũ bảo hiểm đã có sự va đập hay có những dấu hiệu không đảm bảo an toàn thì cũng nên thay mới. Bên cạnh đó, khi mua mũ bảo hiểm mình cũng nên sử dụng những hãng uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Mức phạt không đội nón bảo hiểm
Tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe gắn máy (kể cả xe máy điện) như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
  • Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là việc tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ở mỗi quốc gia điều có những quy định pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Việc xây dựng pháp luật về giao thông và cụ thể quy định đội mũ bảo hiểm khi tham giao thông, mục đích chính không phải để phạt khi người tham gia giao thông vi phạm mà để xây dựng ý thức và giúp mọi người hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đây không chỉ là một văn hóa đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích tích cực bởi tác dụng của đội mũ bảo hiểm rất lớn.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mũ bảo hiểm xe máy có thời hạn sử dụng là bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không đội mũ bảo hiểm có bị tịch thu giấy phép lái xe?

Bạn không đội mũ bảo hiểm nghĩa là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ CSGT có quyền yêu cầu bạn dừng xe để xử phạt hành vi vi phạm của bạn. Theo Điểm b, khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm n, Khoản 3, Điều 6 của Nghị định 100/2019 CP thì sẽ bị phát từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định hình phạt bổ sung đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Như vậy đối với vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bạn chỉ phải nộp phạt hành chính mà không bị giữ giấy tờ xe.

Có bị phạt khi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không?

Về vấn đề này Bộ Trường, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nêm đã có câu trả lời như sau: Theo quy định, lực lượng chức năng chỉ tiến hành xử phạt đối với hanh hành vi không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai. Còn đối với người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, lực lược chức năng chỉ tiến hành nhắc nhở chứ không xử phạt.

Các trường hợp người ngồi trên xe máy không phải đội mũ bảo hiểm?

03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
Trẻ em dưới 06 tuổi;
Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment