Mức xử phạt khi tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là bao nhiêu?

by Anh Lan
Mức xử phạt khi tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là bao nhiêu?

Theo quy định hiện hành, việc tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là hành vi vi phạm pháp luật và khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy mức xử phạt khi tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là bao nhiêu? Hành vi nào được hiểu là cải tạo kết cấu, thiết kế của xe? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc không được tự ý thay đổi kết cấu xe

Theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

– Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

– Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe, làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Hành vi nào được hiểu là cải tạo kết cấu, thiết kế của xe?

Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô

+ Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;

+ Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;

+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

Hành vi nào được hiểu là cải tạo kết cấu, thiết kế của xe?
Hành vi nào được hiểu là cải tạo kết cấu, thiết kế của xe?

Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô

+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

+ Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Những vướng mắc phổ biến

Vì tính chất phức tạp của thiết kế, kết cấu từng loại xe, trên thực tế quy định này vẫn thường gặp phải những câu hỏi như:

– Thay thế phụ tùng xe bằng những phụ tùng tự mình tạo ra nhưng cùng thông số với nhà sản xuất thì có vi phạm hay không?

– Muốn cải tiến phương tiện giao thông của mình để phù hợp với địa hình giao thông ở địa phương hoặc tăng hiệu suất hoạt động của xe cũ, tăng hiệu quả khi chở thêm hàng hóa,… thì phải cải tiến như thế nào?

Trong những trường hợp này căn cứ vào Thông tư 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, gắn máy được sửa đổi bởi Thông tư 42/2018/TT-BGTVT thì tùy vào từng mẫu xe mà có những quy chuẩn riêng cho từng loại xe, người dân cần tra cứu khi muốn thay đổi thiết kế, kết cấu xe của mình.

Mức xử phạt khi tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là bao nhiêu năm 2022?

Theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe xe mô tô, xe gắn máy

– Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu 600 nghìn đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

+ Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô

– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế trong hồ sơ đã nộp cho cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)

+ Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Mức xử phạt khi tự ý cải tạo kết cấu, thiết kế của xe là bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, thành lập công ty, thủ tục sang tên nhà đất, đăng ký nhãn hiệu, … Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

Theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp thay đổi kết cấu xe, lắp ráp trái quy định thì phương tiện sẽ bị tịch thu và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Các điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ theo quy định.

Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ gì?

a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment