Mức xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều mới nhất

by Thu Hoai
Mức xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều mới nhất

Chào Luật sư! Tôi vừa bị phạt lỗi xe máy đi ngược chiều. Tuy nhiên, Ngay sau đó, tôi bị đồng chí cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Tuy nhiên, tôi vội quá nên tôi chưa kịp nộp phạt. Vậy mức phạt lỗi xe máy đi ngược chiều mới nhất như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Đi xe ngược chiều là hành vi như thế nào?

Hiện nay, trong các văn bản của pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “đi xe ngược chiều”. Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008; cụ thể tại khoản 1 Điều 9 có quy định về nguyên tắc chung khi tham gia giao thông như sau: Cá nhân; phương tiện khi tham gia giao thông thì phải đi bên phải; theo chiều đi của mình; đúng làm đường, phần đường quy định, chấp hành đúng chỉ dẫn của biển báo giao thông đường bộ.

Trên cơ sở khái niệm này, có thể hiểu; ô tô, xe máy, hay các phương tiện cơ giới khác; có hành vi “đi ngược chiều” được hiểu là hành vi đi ngược lại; đi theo hướng ngược lại chiều đi được phép của mình, hoặc không chấp hành biển báo chỉ dẫn của đường một chiều, thường thể hiện ở các hành vi như: đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”…

Đi xe ngược chiều có vi phạm pháp luật không?

Theo tinh thần chung của pháp luật: “Chúng ta được làm những việc gì mà pháp luật không cấm”. Vậy hiển nhiên một điều rằng; khi pháp luật đã cấm một hành vi nào đó; thì bắt buộc chúng ta không được thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta thực hiện hành vi đó thì tất nhiên là đã vi phạm pháp luật.

Như vậy, người tham gia giao thông phải đi đúng chiều đi của mình; (đi bên phải theo chiều đi của mình) và đi đúng phần đường dành cho mình. Khi người tham gia giao thông đi ngược chiều của đường một chiều; đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; thì đã vi phạm quy tắc chung giao thông đường bộ. Và do vậy, hành vi đi ngược chiều này; đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

https://lsx.vn/di-xe-nguoc-chieu-bi-xu-phat-the-nao

Mức xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều mới nhất?

Mức phạt tiền đi ngược chiều đối với ô tô

      Ô tô mắc lỗi đi xe ngược chiều cũng là trường hợp rất thường được bắt gặp. Với trường hợp này, điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều nà; và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

      Như vậy, người điều khiển phương tiện là ô tô nếu đi ngược chiều; thì sẽ bị phạt tiền từ 3000.000 đến 5000.000 đồng. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; trường hợp gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đi ngược chiều có bị tạm giữ xe không?

  • Đối với máy kéo: có thể bị tạm giữ xe để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm
  • Đối với ô tô, xe máy: bị tạm giữ xe trong trường hợp: để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt (nếu chỉ bị phạt tiền) ; vàkhi tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được các giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng ký xe máy, bảo hiểm ô tô…)
  • Thời hạn tạm giữ: 07 ngày, có thể kéo dài tối đa 30 ngày.

Đi ngược chiều gây tai nạn có phải bồi thường không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì nếu như có sự thiệt hại về tài sản hay thiệt hại về sức khỏe thì trách nhiệm bồi thường như sau:

Điều 589, Bộ luật dân sự năm 2015 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Tuy nhiên trong trường hợp này sau khi có kết luận của cơ quan công an nếu hoàn toàn không phải do lỗi của bị hại thì dựa trên những thiệt hại do lỗi của ai người đó sẽ phải bồi thường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề Mức xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều mới nhất Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe không có gương chiếu hậu có bị phạt tiền không?

Nếu bạn điều khiển xe không có gương chiếu hậu, bạn sẽ bị phạt tiền theo quy định. Cụ thể:
1. Nếu bạn điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu, bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
2. Nếu bạn điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái; hoặc có nhưng không có tác dụng, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Xe máy chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu?

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe máy khi chạy quá tốc độ như sau
Quá tốc độ từ 5-10km/h: 200.000 – 300.000 đồng
Quá tốc độ từ 10-20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
Quá tốc độ từ 20-35 km/h: 6.000.000 – 8.000.000  đồng
Quá tốc độ trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment