Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?

by Thúy Duy
Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?

Chào CSGT, hôm nay trên đường đi học về tôi có lên chuyến xe buýt để về nhà thì thấy nhân viên soát vé không mặc đồng phục. Có bắt buộc phải mặc đồng phục khi làm việc trên xe buýt hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, xe buýt là phương tiện công cộng tiện lợi ngoài việc bảo vệ môi trường còn giúp chúng ta đi khắp nơi với giá phải chăng. Để hiểu rõ hơn về việc nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định

  • Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
  1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;

b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.

  • Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
  • Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
  • Niêm yết thông tin:

a) Niêm yết bên ngoài xe:

Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm;

Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; số điện thoại di động đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách;

c) Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?
Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?

Quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên xe buýt?

Theo Điều 36 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt như sau:

“Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt

  1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
  2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
  3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
  4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
  5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
  6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
  7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
  8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.”

Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 ngày 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Quy định cụ thể như sau:

Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;

b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đòng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Như vậy, nhân viên xe buýt không mặc đồng phục là hành vi vi phạm, sẽ bị xử phạt hành chính. Với hành vi này thì sẽ bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Nhân viên xe buýt không mặc đồng phục có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt bao nhiêu đối với hành vi dừng, đỗ xe máy ở nơi chờ của xe buýt?

Căn cứ vào điểm h Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn vì hành vi dừng, đỗ xe ở nơi chờ xe buýt là đúng với quy định của pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi này là từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Xe buýt đón trả khách không đúng trạm có bị phạt không?

Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 7a Điều này;

Tài xế xe buýt đón trả khách không đúng trạm có bị tước bằng lái?

Tài xế xe buýt đón trả khách không đúng trạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment