Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?

by Thúy Duy
Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?

Chào CSGT, tôi mới mua một chiếc xe ô tô 4 chỗ để đi du lịch với gia đình. Tôi có nghe về quy định xe ô tô phải gắn bình chữa cháy. Như vậy ve ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc trang bị bình chữa cháy để phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra hỏa hạn gây nguy hiểm đén tính mạng của mình hoặc của hành khách. Để hiểu rõ việc xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?

Theo Điều 4 Thông tư 57/2015/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 148/2020/TT-BCA) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy

  1. Ô tô từ 09 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
  2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì xe ô tô 04 chỗ đến 09 chỗ thì không còn phải trang bị bình chữa cháy. Do đó, trường hợp xe của bạn 04 chỗ không cần phải có bình chữa cháy.

Mức phạt người điều khiển ô tô không trang bị bình chữa cháy

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 2 và điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

  1. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;“

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi bạn điều khiển xe không trang bị bình chữa cháy thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy theo đúng quy định pháp luật.

Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?
Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?

Quy định các loại bình chữa cháy trên xe ô tô

Có 4 loại bình cứu hỏa là dạng bột khô, dạng khí, dạng nước và dạng bọt.

  • Bình cứu hỏa bột khô (Powder): Bình cứu hỏa bột khô (hệ MFZ) là loại bình sử dụng chất chữa cháy dạng bột khô. Loại bột này hoạt động theo nguyên lý làm loãng nồng độ Oxy. Theo đó bột sẽ tác dụng với nhiệt sinh ra khí CO2 khiến đám cháy không đủ Oxy sẽ tự tắt.
  • Bình cứu hỏa CO2 (Carbon Dioxide): Bình cứu hỏa khí CO2 (hệ MT) là loại bình sử dụng chất chữa cháy dạng khí CO2 được nén lỏng trong bình áp suất cao. Loại bình này hoạt động theo nguyên lý làm ngạt. Khí CO2 sẽ làm loãng Oxy khiến đám cháy tự tắt.
  • Bình cứu hỏa bọt: Bình cứu hỏa bọt (foam) là loại bình sử dụng chất chữa cháy dạng bọt. Loại bình này hoạt động theo nguyên lý cách ly. Bọt chữa cháy sẽ tạo một lớp màng phủ lên vật cháy để cách ly Oxy với vật cháy.
  • Bình cứu hỏa nước (water): Bình cứu hỏa gốc nước là loại bình sử dụng chất chữa cháy dạng dung dịch gốc nước. Đây thường là dung dịch chữa cháy có nguồn gốc sinh học.

Đa phần bình cứu hỏa ô tô hiện nay sử dụng dạng bột. Bởi dạng bột chữa cháy hiệu quả với các chế phẩm xăng, dầu… và không gây hại khi lỡ tiếp xúc với người. Loại bình này cũng có trọng lượng nhẹ nên dễ cất giữ và sử dụng. Giá bán khá rẻ.

Trọng lượng theo quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô

Bình cứu hỏa cho xe có rất nhiều loại trọng lượng và dung tích khác nhau.

  • Bình cứu hỏa mini có các loại: 500 ml, 1.000 ml…
  • Bình cứu hỏa cỡ trung có các loại: 1 kg, 2 kg…
  • Bình cứu hỏa cỡ lớn có các loại: 4 kg, 6 kg…

Tùy theo loại xe mà người mua chọn loại kích thước, trọng lượng bình chữa cháy phù hợp. Theo quy định, chủ xe trang bị bình cứu hỏa có trọng lượng hoặc dung tích theo xe như sau:

  • Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi: 1 bình dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít.
  • Xe ô tô từ 10 – 15 chỗ ngồi: 1 bình từ 4 kg – 6 kg hoặc từ 5 lít – 9 lít.
  • Xe ô tô từ 16 – 30 chỗ ngồi: 1 bình dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít, và 1 bình từ 4 kg – 6 kg hoặc từ 5 lít – 9 lít.
  • Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi: 1 bình dưới 4 kg hoặc dưới 5 lít, và 2 bình từ 4 kg – 6 kg hoặc từ 5 lít – 9 lít.

Bảo quản theo quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô an toàn

Nhiệt độ tăng cao sẽ có thể khiến áp suất chất cháy trong bình chữa cháy tăng cao. Nếu áp suất vượt ngưỡng dễ gây cháy nổ rất nguy hiểm. Do đó khi cất giữ bình chữa cháy trong xe cần lưu ý các điều sau:

Không đặt bình chữa cháy ở nơi có nhiệt độ cao

Khi nhiệt độ môi trường cao, vượt quá mức giới hạn của bình chữa cháy sẽ khiến thể tích chất chữa cháy trong bình tăng cao. Vì vậy, để an toàn thì không nên để bình chữa cháy trong ô tô ở những nơi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp như taplo, khay/hộc để đồ ở khu vực hàng ghế trước.

Đặt bình chữa cháy ở nơi trong tầm với của tài xế

Để có thể xử lý nhanh nhất nếu xảy ra hỏa hoạn nên đặt bình chữa cháy ở những nơi trong tầm tay của tài xế. Theo lời khuyên từ hãng xe Volvo, vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô nên là phía dưới của ghế tài hoặc đặt ở chỗ để chân của ghế phụ (ghế hành khách bên cạnh). Không nên đặt bình chữa cháy ở chỗ để chân ghế tài bởi sẽ gây vướng víu khi tài xế điều khiển chân ga/phanh/côn…

Hạn chế di chuyển bình chữa cháy

Trong quá trình bảo quản, hạn chế di chuyển bình chữa cháy. Nếu có nên di chuyển nhẹ nhàng tránh va đập mạnh bởi có thể khiến áp suất trong bình tăng rất dễ gây cháy nổ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe ô tô 04 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cách sử dụng theo quy định về bình chữa cháy trên xe ô tô?

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy mini ô tô:
Bước 1: Lắc bình nhẹ để chất cháy trộn đều
Bước 2: Tháo nắp/khóa bảo vệ trên miệng
Bước 3:Giữa bình thẳng đứng
Bước 4: Nhấn nút phun vào đám cháy đến khi đám cháy được dập tắt

Bình chữa cháy mini có nổ không?

Trên các bình chữa cháy mini, nhà sản xuất thường có khuyến cáo không để bình trong môi trường nhiệt độ trên 50 độ C. Bởi nhiệt độ cao có thể làm áp suất chất chữa cháy bên trong tăng theo, dẫn đến hiện tượng nổ.

Bảo quản bình chữa cháy ở những người nắng nóng như thế nào?

Nhiệt độ chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên nhân phát nổ của bình cứu hỏa. Vì vậy khi trời nắng nóng thì bạn phải bảo quản bình cứu hỏa làm sao để an toàn nhất. Và sau đây là những biện pháp mà bạn nên bảo quản bình chữa cháy khi nhiệt độ hay thời tiết quá nắng nóng. Những cách bảo quản là:
Bạn nên che hết rèm trong xe lại, để ánh sáng không thể chiếu trực tiếp vào xe.
Bạn nên chừa một chỗ để không khí có thể lọt vào cabin xe, để tránh cho nhiệt độ bên trong xe quá nóng.
Nên thường xuyên kiểm tra bình cứu hỏa, để xem có tình trạng gì bất thường hay không, có thì phải tìm cách khắc phục.
Nếu bình chữa cháy hết hạn, phải lập tức thay bình chữa cháy mới. Bởi việc quá hạn dùng theo quy định cũng có thể là mối nguy hiểm tiềm ẩn, khiến chúng dễ cháy nổ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment