Những quy định liên quan đến Biển báo hiệu Đường hầm

by Sao Mai
Biển báo hiệu Đường hầm

Chào CSGT, cho tôi xin hỏi thêm về một số quy định về biển báo Đường hầm được không? Mong CSGT giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho CSGT. Tại các nơi giao nhau thường xuyên có tai nạn xảy ra, cho nên để giảm tình trạng này xảy ra tại các nơi giao nhau, Bộ giao thông vận tải đã cho lắp đặt các biển báo hiệu sắp đến chổ giao nhau nguy hiểm và biển báo hiệu Đường hầm là một trong các biển báo hiệu cảnh báo nguy hiểm đó.

Để có thể giải đáp thắc mắc của quý độc giả, mời bạn tham khảo bài viết “Những quy định liên quan đến Biển báo hiệu Đường hầm” dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Các biển báo nguy hiểm trong an toàn giao thông

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo

– Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;

– Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;

– Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;

– Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;

– Biển số W.204: Đường hai chiều;

– Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;

– Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;

– Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);

– Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);

– Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;

– Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;

– Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;

– Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;

– Biển số W.212: Cầu hẹp;

– Biển số W.213: Cầu tạm;

– Biển số W.214: Cầu quay – Cầu cất;

– Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;

– Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;

– Biển số W.216a: Đường ngầm;

– Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;

– Biển số W.217: Bến phà;

– Biển số W.218: Cửa chui;

– Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;

– Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;

– Biển số W.221a: Đường lồi lõm;

– Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;

– Biển số W.222a: Đường trơn;

– Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;

– Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;

– Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;

– Biển số W.225: Trẻ em;

– Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;

– Biển số W.227: Công trường;

– Biển số W.228 (a,b): Đá lở;

– Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;

– Biển số W.228d: Nền đường yếu;

– Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;

– Biển số W.230: Gia súc;

– Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;

– Biển số W.232: Gió ngang;

– Biển số W.233: Nguy hiểm khác;

– Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;

– Biển số W.235: Đường đôi;

– Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;

– Biển số W.237: Cầu vồng;

– Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;

– Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;

Những quy định liên quan đến Biển báo hiệu Đường hầm
Những quy định liên quan đến Biển báo hiệu Đường hầm

Biển số W.240: Đường hầm;

– Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;

– Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;

– Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;

– Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;

– Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);

– Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;

– Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.

Mục đích của Biển báo hiệu Đường hầm

Để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ phải đặt biển số W.240 “Đường hầm”. Biển đặt ở bên phải chiều đi trước khi vào hầm.

Lái xe đi vào Hầm đường bộ chú ý điều gì?

Để đảm bảo an toàn khi lưu thông trong hầm đường bộ thì ngoài việc tuân thủ các quy định theo Luật Giao thông đường bộ 2008, các lái xe cũng cần phải tuân thủ các quy định về bật đèn chiếu sáng, còi xe, và dừng đỗ xe như sau:

Đèn xe và còi xe

Ngay cả khi đường hầm đủ sáng thì các xe cơ giới vẫn phải bật đèn chiếu gần, còn các xe thô sơ thì phải có đèn hoặc các vật phát sáng để báo hiệu cho người và các phương tiện khác.

Khi lưu thông trong hầm đường bộ, các phương tiện không được phép dùng còi, nếu cần báo hiệu thì phải nháy đèn. Ngoài ra, trừ những xe được ưu tiên theo quy định của pháp luật thì các phương tiện còn lại không được phép bật đèn ưu tiên.

Lái và dừng xe trong hầm đường bộ

Tốc độ chạy an toàn trong khu vực hầm đường bộ

Đối với xe ô-tô tốc độ tối đa cho phép sẽ là 60km/h và tối thiểu sẽ là 30km/h đồng thời khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe trên cùng làn với nhau sẽ là 30m.

Đối với xe máy tốc độ tối đa cho phép sẽ là 40km/h. Không được có hành vi vượt xe khi đang lưu thông trong hầm đường bộ. Chỉ được dừng, đỗ xe ở những khu vực đã được quy định cụ thể rõ ràng, đồng thời phải có tín hiệu khẩn cấp báo cho những xe khác có thể nhận biết. Không được quay đầu xe, lùi xe trong hầm đường bộ.

Ứng phó khi xảy ra trường hợp cháy nổ trong hầm đường bộ

Các sự cố cháy nổ xảy ra trong hầm đường bộ nguy hiểm gấp nhiều lần so với đường lộ giới bên ngoài, một phần do công tác chữa cháy sẽ phức tạp hơn, điều kiện trong đường hầm cũng dễ dẫn đến nghẹt thở, cháy liên hoàn hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, lúc này bạn cần hết sức bình tĩnh xử lý theo các bước dưới đây:

Nhanh chóng tắt máy xe nhưng để lại chìa khóa trên xe.

Khẩn cấp tìm và nhấn nút báo cháy.

Trong trường hợp đám cháy không lớn lắm và có thể kiểm soát được thì hãy dùng bình chữa cháy được bố trí trong hầm để dập tắt đám cháy mau chóng nhất có thể.

Tuân thủ đúng theo những quy định về hướng dẫn thoát hiểm trên hệ thống loa phát thanh.

Mức phạt khi lái xe phạm lỗi trong Hầm đường bộ như thế nào?

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Theo điểm Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm i Khoản 4 Điều Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định đối với hành vi Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Theo Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định với hành vi Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Những quy định liên quan đến Biển báo hiệu Đường hầm”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; Giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; Tranh chấp thừa kế đất; Chia đất thừa kế; Mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp là như thế nào?

Biển số 202b “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”, báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên phải.

Ý nghĩa của biển báo Kè, vực sâu phía trước là gì?

Biển số 215 “Kè, vực sâu phía trước”, báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu, hoặc sông suối đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm)

Biển dốc lên nguy hiểm như thế nào?

a) Để báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm, đặt biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”.
b) Con số ghi trong biển chỉ độ dốc thực tế tính bằng %, làm tròn đến %. Chiều dài của đoạn dốc được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính.
c) Những vị trí lên dốc nguy hiểm là: Độ dốc từ 6% trở lên và chiều dài dốc trên 600 m; Độ dốc từ 10% trở lên và chiều dài dốc trên 140 m; Người lái các phương tiện phải lựa chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn.

Biển báo 228b cảnh báo nguy hiểm gì?

Biển số 228b “Đá lở”, báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Gặp biển này, người lái xe phải chú ý; đặc biệt khi thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn, không dừng hay đỗ xe trong khu vực đá lở sau những trận mưa lớn.

5/5 - (79 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment