Ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không?

by Ánh Ngọc
Ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không?

Chào Luật sư, vừa qua, trong quá trình điểu khiển phương tiện giao thông; tôi có bị Cảnh sát giao thông xử phạt lỗi vượt đèn đỏ và lỗi không có camera hành trình cho phương tiện là ô tô. Vì một số lý do nên tôi chưa nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này. Luật sư cho tôi hỏi camera hành trình là gì? Ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không? Việc xử phạt của Cảnh sát giao thông đối với lỗi không có camera hành trình của tôi có đúng với quy định của pháp luật không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Camera hành trình là gì?

  • Camera hành trình (hay còn được gọi là camera giám sát hành trình) là một thiết bị có chức năng ghi lại hình ảnh; âm thanh trong quá trình xe lăn bánh.
  • Thông tin sẽ được truyền trực tiếp tới người lái xe trong quá trình tham gia giao thông; phát sóng từ xa tới những người có quyền truy cập thông qua sóng không dây; và được lưu trữ trong bộ nhớ của máy.
  • Camera hành trình còn có chức năng quan sát giao thông vào ban đêm; chỉ đường dẫn đường thông qua hệ thống GPS; đọc biển báo giao thông; cảnh báo và đo tốc độ các phương tiện đường bộ.

Bắt buộc lắp camera hành trình với những loại xe nào?

Theo khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; những loại xe sau đây sẽ bắt buộc phải lắp camera hành trình:

  • Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên; phải lắp camera đảm bảo ghi; lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.

Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an; Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép; bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

  • Ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo. 

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ; xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi; lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an; Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép; bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Xe ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không?

  • Ngày 17/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ;Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô; trong đó quy định thời hạn đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa; bằng công – ten – nơ xe đầu kéo; xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera (camera giám sát) đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trước ngày 01/7/2021.
  • Nếu không thực hiện hoặc không thực hiện đúng việc lắp camera hành trình; cả người điều khiển xe và đơn vị kinh doanh vận tải; sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT; đã hướng dẫn cụ thể yêu cầu đối với việc lắp đặt camera hành trình; cho các loại xe kinh doanh vận tải nói trên. Theo đó, camera lắp trên xe phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau:

– Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn; (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm thông tin tối thiểu gồm: Biển số đăng ký xe; vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng;

Ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không?
Hình ảnh minh họa về camera hành tình của ô tô.

Như vậy, theo Nghị định trên; xe ô tô và các loại xe tương tự phải lắp camera hành trình trên xe. Hành vi không lắp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tiền theo quy định.

Xe ô tô không lắp camera hành trình có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ; quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải; dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
  • Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;   

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.

Tuy nhiên,  tại Nghị quyết 66 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 vừa được Chính phủ ban hành; Đề nghị tạm dừng việc xử phạt hành chính với các xe vận tải chưa lắp camera giám sát hành trình của doanh nghiệp vận tải được Chính phủ chấp thuận đến hết ngày 31-12-2021, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vận chuyển hàng khách, hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng; theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP; Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment