Thế nào là đi sai làn đường?

by Anh Lan
Thế nào là đi sai làn đường?

Trong lĩnh vực giao thông tại Việt Nam, đi sai làn đường là một trong những lỗi vi phạm khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có mật độ giao thông và việc phân làn giao thông khá phức tạp. Vậy theo quy định của pháp luật, thế nào là đi sai làn đường? Đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là đi sai làn đường?

Quy định về làn đường

Tại Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.”

Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn;

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải;”

Người tham gia giao thông cần tuân thủ quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. Đặc biệt cần tuân thủ hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, chỉ được chuyển làn tại những vị trí cho phép. Cần chú ý trước khi chuyển làn đường phải có xi nhan và còi để báo hiệu cho các phương tiện đang di chuyển phía sau nhận biết.

Lỗi đi sai làn đường

Như vậy, lỗi đi sai làn đường được hiểu là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Lỗi đi sai làn là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415. Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó.

Ví dụ: Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.

Đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào?

Đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào?
Đi sai làn đường bị xử phạt như thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định người điều khiển ô tô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. 

Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường, gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 2-4 tháng. 

Đối với mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) sẽ phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều).

Trường hợp đi không đúng làn đường; phần đường mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4-5 triệu đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) có thể bị phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng; đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; trường hợp đi không đúng làn đường; phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng; và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng. 

Phạt tiền từ 80.000-100.000 đồng đối với hành vi đi không đúng phần đường quy định đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thế nào là đi sai làn đường?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt hành vi dừng đèn đỏ sai làn đường được tính bằng lỗi phương tiện đi sai làn đường. Và mức xử phạt vẫn ở mức quy định áp dụng với xe máy là 400.000 – 600.000 ngàn đồng – ô tô là 03 – 05 triệu đồng.
Ví dụ: Người điều khiển xe máy đi thẳng đứng chờ đèn đỏ trên làn đường rẽ phải sẽ bị xử phạt đến 600.000 ngàn đồng.

Xe máy đi sai làn đường gây tai nạn bị xử phạt ra sao?

Tại Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment