Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?

by Thanh v
Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?

Ở Việt Nam hiện nay để có thể tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì điều kiện đầu tiên cần có là bằng lái xe. Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng, không thể thiếu mỗi khi đi đường. Đây được coi là một loại giấy tờ biểu thị sự thừa nhận về năng lực đáp ứng đủ để điều khiển phương tiện của cơ quan quản lý nhà nước đối với cá nhân.

Để có được loại giấy phép này, yêu cầu mỗi người phải trải qua kì thi sát hạch đào tạo lái xe và kì thi này sẽ gồm có 2 phần thi là lý thuyết và thực hành. Vậy hiện nay thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện để có thể thi bằng B2 được quy định ra sao?

Bằng lái xe B2 là loại GPLX dùng để cấp cho những người có nhu cầu lái các loại xe như ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 (khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ).

Ngoài ra về điều kiện để một cá nhân có thể học và thi bằng B2 còn được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?

Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?
Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?

Để có thể cầm trên tay một chiếc bằng lái xe, yêu cầu cần phải trải qua 2 phần thi lý thuyết lẫn thực hành của kì thi đào tạo sát hạch lái xe do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Kỳ thi sát hạch lái xe B2 cũng vậy, trong đó phần thi lý thuyết đã được quy định cụ thể tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

– Mỗi đề thi sẽ có 35 câu hỏi bao gồm:

+ 1 câu hỏi về khái niệm

+ 7 câu hỏi về quy tắc giao thông

+ 1 câu hỏi về nghiệp vụ vận tải

+ 1 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng

+ 1 câu hỏi về tốc độ khoảng cách

+ 1 câu hỏi về đạo đức văn hóa của người lái xe

+ 2 câu hỏi về kỹ thuật lái xe

+ 1 câu hỏi về cấu tạo sửa chữa

+ 10 câu hỏi về hệ thống biển báo

+ 10 câu hỏi về giải các thế sa hình

– Thời gian làm bài là 22 phút

Ngoài ra trong thời gian học bằng lái xe B2, mỗi người sẽ được cơ sở đào tạo phát cho một bộ đề ôn thi lý thuyết bao gồm:

+ Khái niệm, quy tắc giao thông đường bộ: gồm 166 câu hỏi ( câu số 1 đến 166 trong bộ đề).

+ Nghiệp vụ vận tải gồm: 26 câu hỏi ( từ câu 167 đến câu 192).

+ Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu bia ( từ câu 193 đến 213).

+ Kỹ thuật lái xe gồm: 56 câu hỏi ( từ câu số 214 đến 269).

+ Cấu tạo và sửa chữa gồm: 35 câu hỏi ( từ câu số 270 đến 304).

+ Hệ thống biển báo gồm: 182 câu hỏi ( từ câu 305 đến 486).

+ Các thể sa hình, các kỹ năng xử lý tình huống gồm 114 câu ( từ câu 487 đến 600).

Đào tạo và sát hạch để cấp bằng lái xe được quy định như thế nào?

Về phần đào tạo và sát hạch để cấp bằng lái xe đã được quy định rõ tại Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể tại Điều 61 có quy định như sau:

Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe

1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.

2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.

3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.

4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:

a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;

b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;

c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;

d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;

đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe;người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.

6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải có đủ cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định.

8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình.

9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.

Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.

10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Có thể bạn chưa biết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thi bằng B2 bao nhiêu câu lý thuyết theo quy định?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đổi tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ thi bằng B2 được quy định như thế nào?

Tại Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về hồ sơ để thi sát hạch như sau:
Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.
4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
c) Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Thủ tục thi bằng B2 như thế nào?

Để được cấp bằng B2, người dân bắt buộc phải tham gia khóa đào tạo lái xe và vượt qua kì thi sát hạch bằng lái xe hạng B2.
– Về việc học lái xe hạng B2
– Điều kiện học lái xe hạng B2:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
Căn cứ: Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment