Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

by Ngọc Gấm
Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Một trong những phần thi lấy bằng lái xe A1 có số lượng người rớt nhiều nhất đó chính là phần thi thực hành. Bởi khi thi thực hành người tham gia phải điều khiển xe trải qua 4 phần thi địa hình hết sức khó khăn. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bằng lái xe A1 là bằng lái xe gì tại Việt Nam?

Theo quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về bằng lái xe A1 như sau:

– Hạng A1 cấp cho:

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Độ tuổi được phép thi bằng lái xe A1 tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe tại Việt Nam như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
  • Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Như vậy, thông qua quy định trên ta biết được nếu bạn muốn thi bằng lái xe A1 bạn phải là đủ 18 tuổi.

Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe A1 tại Việt Nam năm 2022

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về hồ sơ của người học lái xe như sau:

– Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

– Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 9;
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.
Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?
Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

Quy định về đào tạo cấp bằng lái A1 tại Việt Nam năm 2022

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về về đào tạo bằng lái xe A1 tại Việt Nam như sau:

– Thời gian đào tạo

  • Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);

– Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

SỐ TTCH TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌCĐƠN VỊ TÍNHHẠNG GIY PHÉP LÁI XE
Hạng A1
1Pháp luật giao thông đường bộgiờ8
2Cấu tạo và sửa chữa thông thườnggiờ
3Nghiệp vụ vận tảigiờ
4Kỹ thuật lái xegiờ2
5Thực hành lái xegiờ2
Số giờ học thực hành lái xe/học viêngiờ2
Số km thực hành lái xe/học viênkm
Số học viên/1 xe tập láihọc viên
6Số giờ/học viên/khóa đào tạogiờ12
7Tổng số giờ một khóa đào tạogiờ12
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1Số ngày thực họcngày2
2Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảngngày
3Cộng số ngày/khóa họcngày2

Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?

Theo quy định khi đi thi bằng lái xe A1 bạn sẽ phải trải qua 2 vòng thi: Vòng thi lý thuyết và vòng thi thực hành:

– Đối với vòng thi lý thuyết: Người dự sát hạch phải tham gia kỳ thi lý thuyết trên máy tính và phải đúng ít nhất 23/25 câu (trong 19 phút).

– Đối với vòng thi thực hành: Người dự sát hạch phải điều khiển xe trả qua qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề và phải đạt số điểm ít nhất là 80/100 điểm.

Nếu bạn rớt vòng thi thực hành thì coi như bạn đã rớt phần thi lấy bằng lái xe A1. Và hiện nay không có quy định cấm người rớt thi thực hành không được thi lại sau khi rớt phần thi thực hành bao nhiêu lần. Cho nên nếu bạn rớt thi thực hành thì bạn có quyền thi lại bất cứ lúc nào bạn muốn.

Đi xe máy không có bằng lái A1 phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:

– Phạt cảnh cáo: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
  • Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 21.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
  • Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  • Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều 21 còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Thi trượt thực hành A1 được thi lại mấy lần?. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng; cách tra cứu chỉ giới xây dựng nhanh, đơn giản của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Mua bằng lái xe máy có bị phạt không?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định đối với việc mua bằng lái xe A1: Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt thuộc về Trạm trưởng hoặc Đội trưởng Công an nhân dân.
Bên cạnh hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi mua bằng lái xe giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về “Tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”. Với mức hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Bị cận có thi bằng lái xe máy được không theo QĐ 2022?

Theo quy định, chỉ cần thị lực nhìn xa hai mắt của bạn dưới <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) và còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) thì mặc dù bị cận nhưng bạn vẫn thi được bằng lái xe A1; tuy nhiên nếu chỉ số cận của bạn vượt trên con số quy đình này thì bạn sẽ không thi được bằng lái xe A1.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe như thế nào?

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
– Bằng lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn;
– Bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam).
– Bằng lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
– Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment