Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?

by Ngọc Gấm
Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Mới đây một câu chuyện hy hữu xảy ra tại tại nút giao Giải Phóng – Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) khi một chiếc xe ô tô vượt đèn đỏ để nhường đường cho một chiếc xe cứu thương đang chở người bệnh đến bệnh viện thì bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông khiến dư luận xã hội vô cùng bức xúc. Vậy câu hỏi đặt ra là khi xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quyền ưu tiên lưu thông trên giao thông đường bộ tại VN?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:

– Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
  • Đoàn xe tang.

– Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

– Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên như sau:

  • Tín hiệu của xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ: Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

  • Tín hiệu của xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

  • Tín hiệu của xe Cảnh sát giao thông dẫn đường

+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

  • Tín hiệu của xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
  • Tín hiệu của xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật

+ Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

+ Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

+ Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.

+ Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?
Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?

Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?

Theo quy định tại điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng: Sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; hoặc từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sđ bs 2020 quy định về việc những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
  • Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
  • Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Và theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sđ bs 2020 quy định về tình thế cấp thiết như sau: Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được rằng khi xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương mà đã có hành vi vượt đèn đỏ thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Không nhường đường cho xe cứu thương có bị xử phạt không?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định; các phương tiện tham gia giao thông cố tình gây cản trở hoặc không nhường đường cho xe ưu tiên, xe cứu thương sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định tại Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định các hình thức xử lý đối với phương tiện mắc lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên, cụ thể:

  • Người điều khiển xe ô tô có thể bị xử phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.
  • Người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều kiển phương tiện vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, người điều khiển bị tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Xe ô tô nhường đường cho xe cứu thương vượt đèn đỏ có bị phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có nên vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cứu hỏa đang làm nhiệm vụ không?

Người tham gia giao thông nên lưu ý, không được phép vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên bởi luật đã quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoặc theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hơn nữa, vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có thể sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.


Thứ tự xe ưu tiên đi qua cầu phao, qua phà quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc qua phà, qua cầu phao như sau:
– Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.


– Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.
– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
– Thứ tự ưu tiên qua phà, qua cầu phao quy định như sau:
a) Các xe được quyền ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này;
b) Xe chở thư báo;
c) Xe chở thực phẩm tươi sống;
d) Xe chở khách công cộng.
Trong trường hợp các xe cùng loại ưu tiên đến bến phà, cầu phao thì xe nào đến trước được qua trước.

Xe đưa tang có bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang không?

Xe đưa tang sẽ không bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang bởi xe đưa tang là xe thuộc nhóm đoàn xe tang thuộc loại nhóm xe ưu tiên nên không bị hạn chế tốc độ khi di chuyển. Tuy nhiên lưu ý rằng nếu xe đưa tang đã hoàn thành nhiệm vụ đưa tang rồi nếu còn hành vi vượt tốc độ thì là hành vi vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment