Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga thì bị xử phạt thế nào?

by Thanh Hằng
Bán hàng rong trên tàu thì bị xử phạt thế nào?

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Trong đó có hoạt động bán hàng rong ngày càng xuất hiện nhiều trên các tuyến đường. Đó là một hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ đã giúp cho rất nhiều người dân mưu sinh, kiếm sống trên đường phố. Tuy nhiên hành vi bán hàng rong trên tàu là hành vi bị cấm vì gây ra cảnh lộn xộn, ảnh hưởng tới hành khách trên tàu và và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, trên thực tế khi tàu đỗ ở ga để đón, trả khách, những người bán hàng rong thường tràn lên tàu để bán hàng. Vậy cơ quan nào của nhà nước quản lý loại hình bán hàng này, có phải đăng ký kinh doanh không? Và hình thức bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không? Để giải đáp cho thắc mắc đó mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Buôn bán rong là gì?

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua; bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong; hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí; văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?

Bán hàng rong bị xử phạt nếu có hành vi vi phạm quy định về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị; trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

Hoặc bị xử phạt theo quy định tại Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh; trật tự, an toàn giao thông đường sắt

Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy đinh khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;

b) Không chấp hành nội quy đi tàu;

c) Ném đất, đá hoặc vật khác từ trên tàu xuống.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;

b) Đổ, để rác thải sinh hoạt lên phương tiện giao thông đường sắt;

c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;

d) Mang chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;

đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định;

e) Mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị; mang thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt quốc gia trái quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của hành khách, nhân viên đường sắt đang thi hành nhiệm vụ.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, thi hài, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định”.

Như vậy, hành vi bán hàng rong trên tàu, dưới ga là hành vi gây mất an ninh, trật tự và an toàn giao thông đường sắt. Theo quy định mới tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người có hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và không có thay đổi về mức phạt so với quy định trước đây tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Bán hàng rong trên tàu thì bị xử phạt thế nào?
Bán hàng rong trên tàu thì bị xử phạt thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, dịch vụ công chứng tại nhà của Luật sư X.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

 Bán hàng rong bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định tại khoản 3 điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm :
  ” Sử dụng lòng lề đường, hè phố, trái phép “. Như vậy, việc bán hàng rong là hoạt động kinh doanh bị cấm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. 

Các giải pháp cho việc bán hàng rong

Để hạn chế tình trạng này thì chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho những người buôn bán hàng bằng quầy, hàng đảm bảo kích thước nhằm tránh người dân tự đóng quầy hàng có kích thước quá khổ, lấn chiếm diện tích…
Chính quyền địa phương nên tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên cho những người dân địa phương vừa tạo công ăn việc làm, vừa thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo, vừa tạo ra các môi trường kinh doanh công bằng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật

Tịch thu phương tiện vi phạm bán hàng rong khi nào?

Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Người bán hàng rong sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. 
Việc tịch thu phương tiện vi phạm bán hàng rong có thể xảy ra nếu như có vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment