Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

by Thúy Duy
Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

Chào CSGT, tôi từ ở Hồ Chí Minh về Long An để công tác, sau khi đến nơi mới phát hiện bỏ quên bằng lái xe máy ở Hồ Chí Minh và chỉ đem theo bằng lái ô tô. Vậy bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Lái ô tô, xe máy cần mang theo loại bằng lái xe nào?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe.

Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ, loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau. Cụ thể:

  • Giấy phép lái xe hạng A1: Sử dụng cho những loại xe 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50-174cc.
  • Giấy phép lái xe hạng A2: Sử dụng cho các phương tiện xe 2 bánh có dung tích trên 175cc, và được sử dụng cho tất cả những loại phương tiện được quy định trong hạng A1.
  • Giấy phép lái xe hạng A3: Người có bằng lái hạng A3 được phép điều khiển các loại phương tiện như xe mô tô 3 bánh, xe lam 3 bánh, xích lô có gắn máy và cả những phương tiện có trong bằng lái A1.
  • Giấy phép lái xe hạng A4: Sử dụng cho những loại xe cơ giới dạng máy kéo có tải trọng dưới 1 tấn.
  • Giấy phép lái xe hạng B1: Được sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Lưu ý: Giấy phép hạng B1 không được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
  • Giấy phép lái xe hạng B2: Bằng B2 được sử dụng cho xe từ 4-9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
  • Giấy phép lái xe hạng B11: Loại giấy phép lái xe này có thể sử dụng cho các dòng ô tô 4-9 chỗ ngồi, tải dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.
  • Giấy phép lái xe hạng C: Người có bằng C có thể lái xe ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.
  • Giấy phép lái xe hạng D: Được phép điều khiển xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.
  • Giấy phép lái xe hạng E: Có thể sử dụng đề điều khiển ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.
  • Giấy phép lái xe hạng F: Cấp cho người đã có bằng lái B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối toa.

Trường hợp nào phải đổi Giấy phép lái xe?

Việc đổi Giấy phép lái xe sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, những trường hợp sau đây cần thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lái xe:

– Khuyến khích đổi Giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.

– Người có Giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng.

– Người có Giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.

– Người có Giấy phép lái xe hạng E đủ 55 tuổi (nam) và 50 tuổi (nữ), có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu đủ sức khỏe, được xét đổi giấy phép lái xe từ hạng D trở xuống.

– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên Giấy phép lái xe có sai lệch với Giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD).

Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?
Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?

Tại Khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông. Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đồng thời theo quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì xe ôtô và xe máy là 2 loại phương tiện cơ giới khác nhau nên khi điều khiển phương tiện nào, người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó.

Mặt khác, Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, người tham gia giao thông không thể dùng bằng lái xe ôtô thay thế cho bằng lái xe máy. Nói cách khác, người điều khiển phương tiện phải sử dụng bằng lái xe phù hợp với loại xe mà mình đang điều khiển.

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy phép lái xe và tạm giữ xe theo quy định. Thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ.

Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.

Không có bằng lái xe có bị CSGT giam xe?

Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, Cảnh sát giao thông (CSGT) hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Nội dung này được ghi nhận như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

Như vậy, nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.

Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tap cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Bằng lái xe ô tô có đi được xe máy không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tra cứu quy hoạch đất đai, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cấp giấy phép lái xe?

– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: 
+ Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
Đăng ký xe;
Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe). Bằng lái xe phải phù hợp với loại xe được phép điều khiển.

Đang chờ cấp bằng có được lái xe và có bị xử phạt không?

Theo Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về Cấp mới giấy phép lái xe như sau:
Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Sau khi thi đỗ lý thuyết, đỗ thực hành và đỗ đường trường thì người lái xe đã đạt đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe. Thời gian cấp bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. Như vậy, người trúng tuyển cần đợi khoảng 10 ngày để Giám đốc Sở giao thông Vận tải cấp bằng lái xe. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau bằng lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
Do đó, nếu chưa nhận được bằng lái xe mà điểu khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý với lỗi không mang hoặc không có Giấy phép lái xe tùy trường hợp:
Nếu thời gian ghi trên bằng lái xe được cấp trước thời gian bị lập biên bản – Lỗi không mang Giấy phép lái xe;
Nếu thời gian ghi trên GPLX được cấp sau thời gian lập biên bản – Lỗi không có Giấy phép lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment