Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?

by Thùy Thanh
Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?

Chào Luật sư, tôi có tham gia lớp học lấy bằng lái xe. Tuy nhiên hôm qua do tôi có bận việc gia đình nên không thể tham gia lớp học lý thuyết được. Tôi có xem lại tài liệu nhưng vẫn còn vài chỗ chưa hiểu lắm. Tôi muốn hỏi biển báo giảm tốc dộ hiện nay như thế nào? Biển báo giảm tốc độ có giống nhau giữa xe 4 bánh và xe 2 bánh không? Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Những loại biển báo mà tài xế lái xe cần biết là gì?

Biển báo tốc độ tối đa cho phép

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Người điều khiển phương tiện căn cứ vào điều kiện cụ thể khác như khí hậu thời tiết tình trạng mặt đường, tình hình giao thông, phương tiện, điều kiện sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển.

Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;

Áp dụng biển số P.127a cho một số trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường ít xe chạy. Biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 “Hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Biển được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;

Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường, nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường hoặc trên cột cần vươn hay giá long môn, sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?
Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?

Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?

Biển P.127 là loại biển báo hạn chế tốc độ , có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ mà số ghi trên biển được đặt tại tuyến đường đó, trừ các phương tiện ưu tiên.

Loại biển báo này thường dùng làm biển báo tốc độ trong khu đông dân cư, những đoạn đường đông xe qua lại, công trình, cần hạn chế tốc độ của các phương tiện đi lại

Ví dụ: trên biển báo ghi là 60, thì tốc độ tối đa mà xe được phép chạy không được vượt quá 60 km/h.

Nếu chạy vượt quá tốc độ ghi trên biển này là vi phạm và bị thổi phạt.

Nhóm biển số P.127 còn có  các loại biển báo tốc độ mang số hiệu:

Biển P.127 a : Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm

Biển P.127b : Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường

Biển P.127c : Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”

 Biển báo hết hạn chế tốc độ giới hạn

* Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa gồm các loại biển báo sau:

– Biển số DP.134 “Hết tốc độ tối đa cho phép” báo hết đoạn đường tốc độ tối đa. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

– Biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” báo hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực.

– Biển số DP.127 “Biển hết tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép” báo hết đoạn đường tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Mức phạt vi phạm các lỗi chạy xe không đúng tốc độ quy định

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm chạy quá tốc độ cho phép hoặc chậm hơn so với mức quy định đều có thể bị xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể như sau:

Lỗi vi phạmMức phạt vi phạm
Xe máyÔ tô
Phạt tiềnXử phạt bổ sungPhạt tiềnXử phạt bổ sung
Chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép100.000 – 200.000 đồng(Điểm q khoản 1 Điều 6)Không áp dụng800.000 – 01 triệu đồng(Điểm s khoản 3 Điều 5)Không áp dụng
Chạy quá tốc độ từ 05 – 10km/h200.000 – 300.000 đồng(Điểm c khoản 2 Điều 6)Không áp dụng800.000 – 01 triệu đồng (Điểm a khoản 3 Điều 5)Không áp dụng
Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km/h600.000 – 01 triệu đồng(Điểm a khoản 4 Điều 6)Không áp dụng03 – 05 triệu đồng(Điểm i khoản 5 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(Điểm b khoản 11 Điều 5)
Chạy quá tốc độ trên 20 – 35km/h(Với xe máy: trên 20km/h)04 – 05 triệu đồng(Điểm a khoản 7 Điều 6)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 10 Điều 6)06 – 08 triệu đồng(Điểm a khoản 6 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 11 Điều 5)
Chạy quá tốc độ trên 35km/hKhông áp dụngKhông áp dụng10 – 12 triệu đồng(Điểm c Khoản 7 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu hiện nay ra sao?

4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?
Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

 Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:

Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;

Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;

Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;

Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;

 Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;

 Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.

Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Biển báo giảm tốc độ hiện nay như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; Tra cứu chỉ giới xây dựng; giải thể công ty; ….của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của người điều khiển giao thông thế nào?

Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn ra sao?

Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.
Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.
 Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông…

Phân loại biển báo hiệu ra sao theo quy định?

Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây: biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment