Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?

by Thúy Duy
Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?

Chào CSGT, tôi có nghe về hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ nhưng không hiểu được rõ về hoạt động này. Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hẳn là ai lái xe ô tô khi đi qua trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) đều phải đống phí đường bộ nhưng không hiểu những quy định về hoạt động thu phí. Để hiểu rõ chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 45/2021/TT-BGTVT
  • Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg

Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ

Căn cứ vào Thông tư 45/2021/TT-BGTVT quy định về quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành:

1. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.

a) Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí;

b) Hình thức một dừng là hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ;

2. Thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.

a) Phương thức mở là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí không phụ thuộc vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ mà chỉ phụ thuộc vào kiểu loại phương tiện;

b) Phương thức kín là phương thức thu mà chủ phương tiện phải trả một mức tiền tại trạm thu phí dựa vào chiều dài quãng đường phương tiện đã đi được trên đoạn đường thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và kiểu loại phương tiện.

3. Các đoạn tuyến cao tốc; các đoạn tuyến cao tốc nối tiếp nhau; các tuyến cao tốc; các tuyến cao tốc liên kết với nhau được tổ chức thu thành một hệ thống thu thực hiện theo phương thức kín.

4. Làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) tại trạm thu phí được bố trí theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 5 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg.

5. Hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cấp có thẩm quyền quyết định trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Quản lý giám sát hoạt động trạm thu phí đường bộ

Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu và Nhà cung cấp dịch vụ thu phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu phí để bảo đảm hoạt động thu đúng quy định; cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan đến công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý các vấn đề liên quan an ninh, an toàn giao thông trong quá trình khai thác.

Cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động trạm thu phí đường bộ bằng Hệ thống quản lý, giám sát thu hoặc các phương pháp nghiệp vụ khác và xử lý vi phạm hoạt động của trạm thu phí theo quy định của pháp luật, theo quy định của hợp đồng.

Hệ thống quản lý, giám sát thu có vai trò, chức năng cung cấp thông tin phục vụ việc giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Các bên: Đơn vị quản lý thu, Đơn vị vận hành thu, Nhà cung cấp dịch vụ thu có trách nhiệm phối hợp, cung cấp, cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý, giám sát thu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?
Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?

Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ

1. Thực hiện trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 22 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg.

2. Trả tiền sử dụng đường bộ theo quy định, chấp hành các quy định của cơ quan có thẩm quyền và Đơn vị quản lý thu khi tham gia giao thông đường bộ trên các tuyến đường có thu phí.

3. Chủ phương tiện giao thông đường bộ sử dụng vé tháng, vé quý phải dán thẻ đầu cuối và thực hiện theo hình thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng.

4. Chỉ được sử dụng duy nhất 01 thẻ đầu cuối cho 01 phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp thẻ đầu cuối bị hư hỏng, sự cố làm ảnh hưởng đến thiết bị của Nhà cung cấp dịch vụ thu hoặc tài khoản thu phí của chủ phương tiện tham gia giao thông đường bộ; hoặc muốn đổi Nhà cung cấp dịch vụ thu chủ phương tiện tham giao thông đường bộ liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ thu để xử lý.

Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?

Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 31/03/2022):

  • Đơn vị quản lý thu có trách nhiệm bố trí cán bộ thực hiện công tác kiểm tra giám sát thu, đối soát số liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ với Nhà cung cấp dịch vụ thu hoặc với Doanh nghiệp dự án PPP trong trường hợp thu liên thông. Chi phí cho công tác kiểm tra giám sát thu, đối soát của Đơn vị quản lý thu được lấy từ chi phí vận hành thu.
  • Cơ quan có thẩm quyền tổ chức triển khai vận hành Hệ thống quản lý, giám sát thu; lập, trình cơ quan quản lý cấp trên quyết định giao dự toán hàng năm từ nguồn chi thường xuyên cho hoạt động kinh tế đường bộ theo quy định của Bộ Tài chính.

Như vậy, qua bài viết này có thể cung cấp thông tin về chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao.

Quy định về chi phí vận hành chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng 

Chi phí vận hành, chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 18 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 31/03/2022):

  • Chi phí vận hành thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là các chi phí cần thiết để hoàn thành các công việc thu tiền sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chi phí vận hành thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước ban hành hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng đã ký kết.
  • Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng là khoản tiền mà Nhà cung cấp dịch vụ thu được hưởng để hoàn vốn cho đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng. Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng của mỗi trạm thu phí được xác định cụ thể tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng và được trích trực tiếp từ doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Chi phí dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng sẽ được điều chỉnh tùy theo quy định tại các điều khoản Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng hoặc quy định của pháp luật có liên quan.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định ra sao?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công trình đường bộ gồm những gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Có được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng hay không?

Chứng từ thu phí điện tử không dừng được quy định tại Điều 16 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg.
không được sử dụng chứng từ giấy cho việc thu phí điện tử không dừng mà cần phải sử dụng chứng từ điện tử.

Điều khiển xee không đủ điều kiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng có bị phạt?

Trường hợp người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi “Điều khiển xe không đủ điều kiện thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí” thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước GPLX từ 01 đến 03 tháng tại điểm c, khoản 4, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment