Công ty có phải giao giấy tờ xe khi bị kê biên xe không?

by Anh Lan
Công ty có phải giao giấy tờ xe khi bị kê biên xe không?

Kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với pháp nhân, tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ về biện pháp này. Cụ thể như vấn đề công ty có phải giao giấy tờ xe khi bị kê biên xe không? Vậy nếu bạn quan tâm và muốn làm rõ điều này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Kê biên tài sản là gì?

Trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008, mà Tòa án thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. 

Trong tố tụng hình sự, kê biên là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà theo quy định của Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Công ty có phải giao giấy tờ xe khi bị kê biên xe không?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về kê biên phương tiện giao thông như sau:

1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của pháp nhân thương mại, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu pháp nhân thương mại, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.

2. Cơ quan thi hành án hình sự có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.

3. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.

Như vậy, khi bị cơ quan thi hành án hình sự kê biên xe thuộc sở hữu của công ty thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền yêu cầu giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có. Do đó, khi bị yêu cầu thì công ty phải giao cả giấy tờ xe cho họ.

Những tài sản nào không được kê biên đối với pháp nhân?

Theo Điều 20 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định những tài sản không được kê biên đối với pháp nhân như sau:

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.

3. Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.

4. Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Những tài sản nào không được kê biên đối với pháp nhân
Những tài sản nào không được kê biên đối với pháp nhân?

Theo đó, những tài sản trên không thuộc trường hợp bị cơ quan thi hành án kê biên tài sản.

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, những giấy tờ xe ô tô khi tham gia giao thông mà người điều khiển xe cần mang theo bao gồm:

  • Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
  • Giấy đăng ký xe ô tô
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
  • Trong trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển xe phải cung cấp giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe.

Không mang giấy tờ xe ô tô phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt không có giấy tờ xe ô tô như sau:

Giấy đăng ký xe

Lỗi không có Giấy đăng ký xe (cavet) bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Lỗi không mang Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Giấy phép lái xe

Lỗi không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Lỗi mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Sổ đăng kiểm

Lỗi không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – Sổ đăng kiểm (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

Lỗi không mang Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Bảo hiểm xe

Lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Trường hợp nào phải thu hồi giấy đăng ký xe và biển số xe?

Điều 15 Thông tư số 58/2020/TT-BCA đã liệt kê cụ thể 11 trường hợp xe phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe gồm:

1. Xe hỏng không sử dụng được hoặc xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan.

2. Xe tháo máy, khung để thay thế cho xe khác.

3. Xe tạm nhập của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tái xuất hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam.

4. Xe được miễn thuế nhập khẩu, nay chuyển nhượng sang mục đích khác.

5. Xe đăng ký tại các khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ khi tái xuất hoặc chuyển nhượng vào Việt Nam.

6. Xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.

7. Xe hết niên hạn sử dụng; xe không được phép lưu hành theo quy định của pháp luật; xe có kết luận của cơ quan thẩm quyền bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung.

8. Xe đã đăng ký nhưng không đúng hệ biển quy định tại Thông tư này.

9. Xe thuộc diện sang tên, chuyển quyền sở hữu.

10. Xe quân sự không còn nhu cầu cấp biển số xe dân sự.

11. Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ xe giả hoặc cấp biển số không đúng quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Công ty có phải giao giấy tờ xe khi bị kê biên xe không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm 

Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Theo Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP, biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng đối với pháp nhân thương mại gồm:
1. Phong tỏa tài khoản.
2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
3. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Người có thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản trong TTHS

Theo khoản 2 Điều 128 BLTTHS 2015, những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản gồm:
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản;
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Hủy bỏ biện pháp kê biện tài sản khi nào?

Theo Điều 130 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì biện pháp kê biên tài sản được hủy bỏ khi:
– Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
– Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
– Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
– Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment