Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?

by Thúy Duy
Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?

Chào CSGT, bạn tôi có một chiếc tàu biển chuyên để đánh bắt cá, không may tàu của bạn tôi bị bắt giữ vì tội chở người quá tải. Tôi không rõ tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, tàu biển muốn hoạt động được trên biển phải có được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Để hiểu rõ về vấn đề tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Bắt giữ tàu biển là gì?

Bắt giữ tàu biển được quy định tại Điều 129 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể như sau:

Bắt giữ tàu biển được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.

Việc hạn chế tàu biển này nhằm mục đích giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bắt giữ tàu biển tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên.

Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?

Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển được quy định tại Điều 129 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

  • Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển. Theo đó thì tàu biển có yêu cầu bị bắt giữ đang hoạt động ở cảng thuộc tỉnh nào thì Tòa án nhân dân tỉnh đó có thẩm quyền bắt giữ tàu biển.

Đối với trường hợp cảng nơi mà tàu biển bị bắt giữ hoạt động có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. Điều này nhằm xác định chính xác thẩm quyền bắt giữ khi cảng biển rộng thuộc địa phận nhiều tỉnh, tránh tranh chấp về mặt thẩm quyền của các bên.

  • Ngoài xác định thẩm quyền theo lãnh thổ thì thẩm quyền bắt giữ tàu biển còn được xác định đối với Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển đó.

Theo đó thì Tòa án sẽ phải ra quyết định bắt giữ tàu biển và quyết định này giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.

  • Trên thực tế, nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển để giải quyết tranh chấp về thẩm quyền bắt giữ tàu biển.

Như vậy, đối với các trường hợp bị yêu cầu bắt giữ để đảm bảo khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền tương ứng bắt giữ để bảo đảm thi hành các nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tàu biển.

Do đó, theo các quy định này thì Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền bắt giữ tàu biển mà thẩm quyền trong trường hợp này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?
Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?

Bắt giữ tàu biển để bảo đảm khiếu nại hàng hải?

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển được quy định tại Điều 139 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển là khiếu nại trong các trường hợp sau đây:

  • Các trường hợp Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải;
  • Sự hoạt động của tàu biển gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường hoặc các lợi ích liên quan đến lợi ích môi trường.
  • Khiếu nại về việc phát sinh các chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ để thực hiện bắt giữ tàu biển nhằm mục đích giải quyết khiếu nại này.

Việc liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển thực hiện việc việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy các đồ vật này.

  • Khiếu nại tàu biển về việc thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác, lúc này khi có khiếu nại, để giải quyết vấn đề này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành bắt tàu biển.
  • Khiếu nại tàu biển về các liên quan đến thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác thì việc khiếu kiện này vẫn được thực hiện, yêu cầu bắt giữ và tiến hành bắt giữ đối với tàu biển.
  • Khiếu nại tàu biển về tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển do tàu biển gây ra thì các bên liên quan có quyền khiếu nại tàu biển.
  • Về các vấn đề liên quan đến tổn thất chung; lai dắt tàu biển; sử dụng hoa tiêu hàng hải trong quá trình hoạt động hàng hải thì các bên bị thiệt hại có quyền khiếu nại tàu biển để giải quyết.
  • Trong quá trình hoạt động tàu biển thì các hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả container) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển có xảy ra các vấn đề về sự cố hoặc thiệt hại thì theo quy định các bên liên quan sẽ tiến hành khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại tàu biển.
  • Các trường hợp liên quan đến đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển cũng được thực hiện theo quy định về bắt giữ tàu để phục vụ khiếu nại tàu biển theo quy định của Bộ Luật hàng hải 2015.

Người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều này có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu biển theo quy định đã nêu ở mục 1 ra quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ được thực hiện trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì việc thả tàu biển sau khi bị bắt giữ đuợc thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;
  • Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
  • Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Tòa án huyện có thẩm quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Dịch vụ công chứng tại nhà, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết thì phải làm thủ tục gì để tàu biển được thả?

Khi có căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ thì người có yêu cầu làm văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Việc xác định cảng biển phải dựa vào những tiêu chí nào?

 Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì việc xác định cảng biển phải dựa vào những tiêu chí sau đây:
– Có vùng nước nối thông với biển.
– Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
– Có lợi thế về giao thông hàng hải.
– Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.

Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có những nội dung gì?

– Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;
+ Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;
+ Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;
+ Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
+ Cam đoan của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment