Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay

by Thơ Anh
Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Nghị định 123 tăng nặng mức phạt nhiều vi phạm có tính chất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Lỗi quá tải là một lỗi rất thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của pháp luật hiện nay mức phạt tiền đối với lỗi này rất nặng. Hiện nay, thay vì 5 mức xử phạt như trước đây thì tại Nghị định 123 chỉ còn 3 mức xử phạt hành vi chở quá tải. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề; “Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay” qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tải trọng xe là gì?

Có nhiều cách giải thích về tải trọng xe khác nhau khiến người điều khiển xe mông lung. Tuy nhiên, có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: tải trọng xe là tổng số cân nặng của lượng hàng hoá mà phương tiện (ô tô) đó đang chở/vận chuyển và không bao gồm khối lượng toàn tải (tự trọng của xe và người trên xe).

Việc quy định tải trọng xe ô tô, tải trọng xe tải không chỉ giúp người lái xác định lượng hàng hoá giới hạn xe có thể vận chuyển mà còn giữ cho xe không bị chuyên chở “quá sức”. Ngoài ra, người lái sẽ dễ dàng điều khiển xe và an toàn khi tham gia giao thông nếu xe chở đúng tải trọng.

Cách tính tải trọng xe

Người tham gia giao thông chở hàng hoá nên chủ động tính trọng tải xe đang điều khiển để chủ động điều chỉnh khối lượng hàng hoá phù hợp. Công thức tính cụ thể như sau:

Tải trọng xe = Tổng tải trọng xe – Tự trọng xe – Cân nặng của người ngồi trên xe. 

Ví dụ: để tính tải trọng cho một xe ô tô chở thực phẩm sạch, chúng ta chỉ cần đưa cả xe lên cân, sau đó trừ đi cân nặng của xe và cân nặng của người ngồi trên xe là ra tải trọng xe đang chở.

Cách tính khối lượng hàng hoá quá tải

Nếu không kiểm tra kỹ tải trọng cho xe, người lái sẽ rất dễ mắc lỗi chở quá khối lượng. Vậy làm sao để biết được xe chở vượt quá tải trọng cho phép? Người ta sẽ áp dụng công thức tính toán sau đây để xác định lượng hàng hoá quá tải:

Khối lượng hàng hoá quá tải = Tổng tải trọng xe cân được hiện tại – Khối lượng xe – Tải trọng hàng hóa được phép chở (theo quy định).

Ví dụ: Một xe tải nhỏ có khối lượng 4 tấn, khối lượng hàng xe được chở tối đa theo quy định là 4,4 tấn. Thời điểm Công an giao thông kiểm tra cân xe có tổng trọng lượng là 11 tấn. Vậy thì: khối lượng quá tải = 11 – 4 – 4,4 = 2,6 tấn.

Cách tính phần trăm quá tải

Xe chạy quá khối lượng cho phép sẽ bị phạt. Mức phạt này được tính toán dựa theo % quá tải. Công thức tính như sau:

Phần trăm quá tải (%) = (Khối lượng chở hàng quá tải được tính/Tải trọng tối đa) x 100%.

Ví dụ: Vẫn là chiếc xe tải nhỏ chạy quá tải 1 tấn ở ví dụ trên, ta tính toán % quá tải của xe này như sau: phần trăm quá tải = 2,6/4,4 x 100% = 59,09 %. Như vậy, xe tải trên đã chạy quá tải 59,09% và sẽ phải chịu mức phạt áp dụng đối với tỷ lệ phần trăm này.

Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay

Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay

Đối với người điều khiển xe chở quá tải trọng; trước đây cơ quan chức năng chia làm 5 mức phạt lần lượt là: Quá tải 10-20%; 20-50%; 50-100%; 100-150% và trên 150% với mức phạt 1.000.000 đến 16.000.000 đồng.

Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, chỉ quy định còn 3 mức xử lý với mức phạt tương ứng như sau:

– Quá tải 10-20%: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng;

– Quá tải 20-50%: Phạt tiền từ 13.000.000 đến 15.000.000 đồng;

– Xe quá tải trên 50%: Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, mức xử phạt với lái xe chở quá tải từ ngày 01/01/2022 đến 50 triệu đồng; cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng đến 05 tháng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm.

Lái xe tải được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm?

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản; ngắn gọn thì xe quá tải là xe chở quá khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật; và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Căn cứ quy định trên, xe ô tô tải; máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo); và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa; được phép chở hàng hóa quá tải từ 10% trở xuống; còn riêng loại xe xi téc chở chất lỏng thì được phép chở hàng hóa quá tải từ 20% trở xuống.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Mức xử phạt lỗi xe chở quá tải trọng mới nhất hiện nay ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Lái xe chở khách quá tải so với quy định bị phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi chở quá số người quy định trên xe khách; Nghị định 123/2021 giữ nguyên mức phạt 400.000 đến 600.000 đồng/người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện. Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng (trước đây quy định là 40 triệu đồng).

2. Đón, trả khách trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu?

Nghị định 123/2021/NĐ-CP tăng mức phạt gần như gấp đôi đối với hành vi xe ô tô chở hành khách, xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, vận chuyển hàng hóa. 
Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi:
– Đón, trả khách trên đường cao tốc;
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện các hành vi trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

3. Giấy tờ cần phải mang khi lái xe ôtô

(1) Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác)
(2) Đăng ký xe
(3) Giấy phép lái xe
(4) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
(5) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment