Những quy định liên quan đến lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải

by Trúc Hà
Những quy định liên quan đến lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải

Chào CSGT, tôi có công việc phải lái xe vào TP.HCM vào ban đêm. Xe của tôi thuộc loại xe tải nhẹ, tôi muốn tìm hiểu về các loại xe cấm tải và thời gian quy định cấm tải để tránh vi phạm. Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Giờ cấm tải là gì?

Giờ cấm tải là khung giờ xe tải không được phép lưu thông vào khu vực nội thành, Nếu như phương tiện vẫn muốn di chuyển thì phải có giấy phép lưu hành được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ đối với xe tải nhẹ (< 2500kg) từ 6h – 9h và 16h-20h hàng ngày.

Đối với xe tải nặng (>= 2.500 kg) không được phép lưu thông vào khu vực nội thành từ 6h đến 22h hàng ngày, trừ một số tuyến đường hành lang cho phép lưu thông.

Các loại xe bị cấm tải

  • Xe tải nhẹ: bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn (trừ bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và xe thí điểm.
  • Xe tải nặng: Bao gồm ô tô tải có khối lượng chuyên chở trên 2.5 tấn, máy kéo, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc.
  • Ô tô chở hàng: Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhỏ hơn 1.5 tấn (trừ bán tải)
  • Ô tô tải (xe tải): Là ô tô để chở hàng hoặc các thiết bị chuyên dùng có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường lớn hơn 1.5 tấn
  • Xe bán tải (xe pickup): Loại xe có kết cấu thùng chở hàng và thân liền nhau, khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.5 tấn và dưới 5 chỗ ngồi.
  • Xe thí điểm (xe chở hàng 4 bánh gắn động cơ): Là phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 trục, 4 bánh với động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi (tương tự ô tô tải có tải trọng dưới 3.5 tấn). Xe dùng động cơ xăng, công suất lớn nhất không quá 15kW, vận tốc thiết kế không quá 60km/h và khối lượng xe không quá 550kg.
  • Máy kéo: là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để nâng, xúc, đào, ủi, gạt, kéo, đẩy.
  • Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Loại xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ mi rơ moóc
  • Ô tô kéo rơ moóc: Là ô tô được thiết kế để kéo rơ moóc
  • Rơ moóc: Phương tiện được thiết kế sao cho khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên ô tô kéo

Giờ cấm xe tải ở một số thành phố lớn

Giờ cấm xe tải ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND về quy định khung giờ cấm tải thành phố Hồ Chí Minh như sau:

– Xe tải nhẹ: Xe ô tô chở hàng có khối lượng vận chuyển dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại xe bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn cho đến tới 2.5 tấn & những xe thí điểm. Cấm từ 6h00 đến 9h00 và 16h00 đến 20h00. Xe vẫn có thể hoạt động bình thường ở những khung giờ khác.

– Xe tải nặng: Ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc, máy kéo, được kéo bởi ô tô hoặc bằng rơ moóc. Cấm vào nội thành từ 6h00 đến 22h00.

Giờ cấm xe tải ở Thành Phố Hà Nội

Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Uỷ ban Nhân dân quy định về việc hạn chế các loại xe tải vào nội thành Hà Nội cụ thể như sau:

– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng đến 1,25 tấn: Cấm hoạt động trong giờ cao điểm.

– Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng >= 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Được phép di chuyển từ 21h00 đến 6h00.

– Các loại xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, xe hút bùn, xe vận chuyển bùn phục vụ thoát nước, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe nâng đưa người làm việc trên cao: Được hoạt động trên các đường phố trừ giờ cao điểm.

– Các loại xe chuyên dùng vận chuyển rác, xe thu gom rác đẩy tay (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất): Chỉ được phép hoạt động trên các đường phố từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau.

– Các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày.

– Với các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được di chuyển từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt.

Những quy định liên quan đến lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải
Những quy định liên quan đến lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải

Lợi ích của quy định giờ cấm tải

Quy định giờ cấm tải được thông qua với mục đích giảm tải tình trạng kẹt xe ùn ứ trong giờ cao điểm, giúp giao thông dễ dàng hơn hơn trong khu vực nội thành.

Việc hạn chế xe tải hoạt động vào ban ngày tại một số tuyến đường như trên đã cho thấy được sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với đời sống của thành phố, đảm bảo được hoạt động cho các loại xe này không bị ảnh hưởng đến công việc của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp.

Mức xử phạt về giờ cấm tải

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :

” Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, nếu người vi phạm điều khiển xe ô tô đi vào đường trong khung giờ cấm xe ô tô sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng với lỗi điều khiển xe đi vào khu vực cấm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Những quy định liên quan đến lỗi đi vào đường cấm giờ xe tải”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản, tra cứu quy hoạch đất, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe tải được chở bao nhiêu người? Quy định mới nhất cần biết

Như chúng ta đã biết thì xe tải nói riêng và các dòng xe tải chở hàng nói chung. Thì thông thường ở phần cabin sẽ được thiết kế với 3 ghế ngồi khá hiện đại, sang trọng.
Và không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất xe tải lại cho ra đời các dòng xe với thiết kế 3 ghế ngồi như vậy. Mà đó là bởi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Thì tất cả cả dòng xe tải chở hàng tại Việt Nam, được phép chở tối đa 3 người ở trên phần cabin.

Bảng cấm xe tải là gì?

Theo quy chuẩn mới 41:2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nay, biển P.106b là biển cấm xe ô tô tải, một loại biển thường gặp trên đường và được giải thích cụ thể như sau:
Biển P.106a có ý nghĩa là cấm tất cả các loại ô tô tải kể cả máy kéo cùng xe máy chuyên dùng ngoại trừ xe ưu tiên. Ô tô tải được định nghĩa là những loại ô tô được dùng để chở hàng có khối lượng chuyên chở từ 1.500 kg trở lên.

Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về việc quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Như sau:
Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment