Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?

by Thúy Duy
Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?

Chào CSGT, tôi thấy nhiều bạn trẻ khi lưu thông trên đường thường hay đeo tai nghe để nghe nhạc, hành vi này có vi phạm phát luật không? Có bị tước bằng lái nếu đeo tai nghe khi đang lái xe hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, tai nghe là một thiết bị rất hữu ích nhất là trong việc giúp chúng ta có thể thưởng thức nhạc hay xem phim một cách tuyệt vời mà không làm ồn đến mọi người xun quanh. Nhưng hành vi đeo tai nghe khi đang lái xe là hành vi vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Có được đeo tai nghe khi đang lái xe?

Tai nghe là một thiết bị âm thanh phổ biến được thiết kế nhỏ gọn để thuận thiện mang theo khi di chuyển. Tuy nhiên, âm thanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến người nghe mất tập trung, ảnh hưởng đến việc quan sát và di chuyển trên đường. Từ đó tiểm ẩn nhiều nguy hiểm về tai nạn giao thông.

Bởi lẽ đó, điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo quy định này, ngoại trừ máy trợ thính thì mọi thiết âm thanh khác đều bị cấm sử dụng khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Do đó, việc sử dụng tai nghekhi đang lái xe là hành vi vi phạm pháp luật.

 Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông.

Như vậy, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển phương tiện giao thông được xem là hành vi vi phạm điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô có bị phạt không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Việc sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không được quy định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô sử dụng tai nghe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Dù không bị xử phạt nhưng việc đeo tai nghe cũng ít nhiều gây sao nhãng đối với người tham gia giao thông. Do vậy, các bác tài cũng cần hạn chế sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô.

Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?
Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?

Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?

Căn cứ Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Đi xe dàn hàng ngang;
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

  • Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

+ Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;

+ Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

  • Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, theo quy định hiện hành thì hành vi đeo tai nghe khi tham gia giao thông ngoài việc phải chịu mức phạt tiền tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phep lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thẩm quyền xử phạt

Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi đeo tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thuộc về:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
  • Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
  • Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Nguy cơ gây tai nạn giao thông

  • Đeo tai nghe khi tham gia lái xe sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện giao thông. Bởi vì khi điều khiển xe cần có sự tập trung cao.
  • Đeo tai nghe có thể khiến bạn bị phân tâm và dễ gây ra tai nạn không đáng có.
  • Chắn bớt âm thanh làm người lái xe không chú ý được xung quanh.
  • Không kịp nghe thấy tín hiệu xin đường, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tai nạn bất ngờ và đáng tiếc
  • Căn cứ Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định hiện nay có tước bằng lái đối với người điểu khiển xe đeo tai nghe không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt?

Nghi định 100 dùng cụm từ “Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh…” Do đó, nếu bạn đã đeo tai nghe vào tai thì điều đó được xác định là đã sử dụng tai nghe, còn việc bạn sử dụng nó như thế nào, cho mục đích gì đều bị xử phạt với lỗi trên.

Đi xe máy đeo tai nghe Bluetooth một bên có bị phạt không?

Đeo tai nghe một bên hay hai bên khi đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường đều bị phạt theo quy định của pháp luật. Tai nghe Bluetooth cũng là một thiết bị âm thanh cho nên cũng bị phạt theo quy định trên.

Mất biên bản xử phạt vi phạm có lấy được bằng lái xe không?

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử vi phạm hành chính năm 2012 thì:
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ;
Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ; thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng; người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Theo đó, trong trường hợp khi lập biên bản xử phạt vi phạm đeo tai nghe khi tham gia giao thông thì biên bản này được lập thành hai bản và giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản còn 01 tờ biên bản trên sẽ được cơ quan có thẩm quyền lưu trữ. Do đó, nếu bị mất biên bản người vi phạm tới nộp phạt kèm theo giấy tờ trình bày về việc không có biên bản thì có thể tiến hành nộp phạt và lấy lại bằng lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment