Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển

by Anh Lan
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển

Nếu vi phạm giao thông đường bộ có cảnh sát giao thông xử phạt thì với giao thông đường thủy sẽ có lực lượng cảnh sát biển làm việc này. Vậy thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển

Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển được quy định như sau:

Đối với Cảnh sát viên Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Đối với Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 2 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 3.750.000 đồng.

Đối với Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 3 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.

Đối với Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển

Căn cứ Khoản 4 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Đối với Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển và tương đương

Căn cứ Khoản 5 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 45.000.000 đồng;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Đối với Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và cấp tương đương

Căn cứ Khoản 6 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Đối với Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Căn cứ Khoản 7 Điều 50 Nghị định 139/2021/NĐ-CP Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

Chức năng của Cảnh sát biển

Tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.

Nhiệm vụ của Cảnh sát biển

(1). Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, VPPL trên biển;

(2). Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển;

(3). Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển;

(4). Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển;

(5). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

(6). Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam;

(7). Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

(Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018)

Quyền hạn của Cảnh sát biển

Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự. Truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển. Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp. Đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp. Bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã; đang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa của Cảnh sát biển”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam

1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo; chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
5. Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền; quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự; an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
6. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam

1. Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
2. Mua chuộc, hối lộ hoặc ép buộc cán bộ, chiến sĩ làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.
3. Giả danh cán bộ, chiến sĩ; giả mạo tàu thuyền, phương tiện; làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, con dấu, giấy tờ của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam nhũng nhiễu,…

5/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment