Thông tư 03/2020/TT-BGTVT được ban hành ngày 21/02/2020

by Nhu Hương
Thông tư 18/2018/TT-BGTVT

Ngày 21/02/2020, Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:
03/2020/TT-BGTVT
Loại văn bản:

Thông tư

Nơi ban hành:
Bộ Giao thông vận tải
Người ký:

Nguyễn Văn Công

Ngày ban hành:
21/02/2020
Ngày hiệu lực:

15/04/2020

Ngày công báo:
07/03/2020
Số công báo:

Từ số 263 đến số 264

Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt và tải xuống Thông tư 03/2020/TT-BGTVT

Tóm tắt Thông tư 03/2020/TT-BGTVT

Thông tư 03/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Theo đó, quy định thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:

– Hàng hải theo mức trợ giúp;

– Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;

– Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;

– Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 37/2016/TT-BGTVT thì thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại cả Mục A-II/4 (cấp phép hạ sĩ quan ca trực biển) và Mục A-II/5 (cấp phép hạ sĩ quan trực ca cấp cao) của Bộ luật STCW.

(Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi).

Thông tư 03/2020/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2020.

Tải xuống văn bản

Tải xuống Thông tư 03/2020/TT-BGTVT

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung văn bản “Thông tư 03/2020/TT-BGTVT”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Luật sư X 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn thường gặp

Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ gồm những gì?

Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

Thủ tục quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?

Thủ tục quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
1. Quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động khi thay đổi nội dung ghi trong Quyết định đã được cấp.
2. Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính) và văn bản liên quan đến nội dung thay đổi (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment