Thông tư 23/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

by Anh Lan
Thông tư 23/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

Ngày 04/05/2018, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo và tải xuống văn bản.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:23/2018/TT-BGTVTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Giao thông vận tảiNgười ký:Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành:04/05/2018Ngày hiệu lực:01/07/2018
Ngày công báo:02/06/2018Số công báo:Từ số 663 đến số 664
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt và tải xuống Thông tư 23/2018/TT-BGTVT

Tóm tắt Thông tư 23/2018/TT-BGTVT

Phải dừng tàu khi va chạm gây thiệt hại về người

Quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành tại Thông tư 23/2018/TT-BGTVT ngày 04/05/2018.

Theo quy định, trường hợp tàu đâm, va với chướng ngại mà không đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc không gây thiệt hại về người thì không phải dừng tàu. Chậm nhất 03 ngày làm việc từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải thành lập Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Tai nạn giao thông đường sắt được phân thành 04 loại: Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đến dưới 100 triệu đồng là tai nạn ít nghiêm trọng. Tai nạn nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 người chết hoặc 06 – 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 đến dưới 500 triệu đồng…

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

Tải xuống văn bản

Tải xuống Thông tư 23/2018/TT-BGTVT

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung văn bản  “Thông tư 23/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Luật sư X 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Quy trình báo tin và xử lý tin báo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị ra sao?

Khi có sự cố, tai nạn xảy ra lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.
Nhân viên điều độ chạy tàu phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:
– Các ga hai đầu khu gian;
– Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:
– Cơ quan công an nơi gần nhất;
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp) và các đơn vị có liên quan.
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc báo sự cố giao thông đường sắt gây ra không phải dừng tàu, không bế tắc chính tuyến, không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 23/2018/TT-BGTVT

Thông tư này quy định về trình tự, nội dung và biện pháp giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; việc phân tích, thống kê và báo cáo sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do nguyên nhân chủ quan

Sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan là sự cố, tai nạn xảy ra do tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường sắt gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment