Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?

by Ngọc Gấm
Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về các loại giấy tờ tùy thân khi đi tàu? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Theo quy định của pháp luật thì các công ty vận tải bắt buộc phải nắm được các thông tin cơ bản từ khách hàng của mình. Chính vì quy định đó mà khi di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng như tàu hoả bạn cần phải xuất trình một số loại giấy tờ tuỳ thân. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?

Để có thể giải đáp thắc mắc về các loại giấy tờ tùy thân khi đi tàu?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Đường sắt 2017

Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

Quy định về thứ tự ưu tiên khi đi mua vé tàu tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu như sau:

Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:

– Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.

– Thương binh, bệnh binh.

– Người khuyết tật.

– Phụ nữ có thai.

– Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

– Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.

– Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Quy định về các loại vé tàu tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định chung về vé hành khách như sau:

– Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.

– Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;
  • Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
  • Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

– Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về việc mua vé đi tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách

– Việc tổ chức mua, bán vé tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách thực hiện theo quy định của doanh nghiệp và các quy định tại Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.

– Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vé bổ sung như sau:

– Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:

  • Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;
  • Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;
  • Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.

– Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.

– Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.

Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?
Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?

Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về giấy tờ tùy thân khi đi tàu như sau:

– Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.

– Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.

– Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5.

Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được đối với việc cung cấp các loại giấy tờ tuỳ thân khi đi tàu sẽ tuỳ thuộc vào từng loại chỗ, từng loại tàu mà doanh nghiệp sẽ có những quy định cụ thể khác nhau. Chính vì thế khi đi tàu bạn cần phải đọc trước các quy định về chính sách và nội quy của hàng tàu lữa mà bạn định đi.

Theo Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn thì khi di chuyển bằng tàu hoả bạn phải cung cấp những giấy tờ tùy thân khi đi tàu như sau:

– Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu hoặc công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự quán xác nhận nhân thân của hành khách, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và đơn giải trình mất Hộ chiếu của hành khách có xác nhận của công an địa phương.

– Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam:

  • Hành khách trên 14 tuổi: Hộ chiếu; Giấy chứng minh nhân dân (CMND); Căn cước công dân (CCCD); Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; Thẻ Đại biểu Quốc hội; Thẻ Nhà báo; Thẻ Đảng viên; Thẻ Đoàn viên; Giấy phép lái xe ô tô, mô tô; Giấy chứng nhận các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội (Thương binh, bệnh binh, người khuyết tật,…) được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp hành khách chưa có hoặc làm mất CMND/CCCD thì phải có xác nhận nhân thân có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của công an địa phương nơi cư trú.
  • Hành khách từ 06 đến 14 tuổi: Hộ chiếu; Bản sao giấy khai sinh; Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận. 

– Trường hợp hành khách mua vé tàu trên Website, qua ứng dụng Smartphone: Phải khai báo chính xác thông tin cá nhân phù hợp với giấy tờ tùy thân và thông tin lấy hóa đơn điện tử (nếu có nhu cầu lấy hóa đơn) để có thể xác định tính sở hữu vé.

– Trường hợp hành khách mua vé trực tiếp tại cửa bán vé tại các ga đường sắt, tại các đại lý bán vé tàu hỏa (áp dụng cho vé điện tử, không áp dụng cho vé cứng và vé đi ngay không ghi thông tin cá nhân trên thẻ lên tàu):

  • Đối với người lớn: cung cấp họ tên và số hiệu giấy tờ tùy thân.
  • Đối với trẻ em: cung cấp họ tên và ngày tháng năm sinh (đồng thời bắt buộc cung cấp thông tin của người lớn đi cùng hành trình).

– Trường hợp người mua vé hộ: chỉ cung cấp thông tin của người mua vé và kê khai thông tin người đi tàu như quy định trên.

– Trường hợp các tổ chức, đơn vị, cá nhân mua vé tập thể: Cung cấp danh sách hành khách đi tàu (họ tên và số hiệu giấy tờ tùy thân) và tên đơn vị, công ty, mã số thuế (nếu có).

– Trường hợp các đối tượng chính sách xã hội được mua vé giảm giá: Thực hiện theo quy định của Công ty VTSG (văn bản quy định bán vé cho các đối tượng chính sách xã hội còn hiệu lực).

– Đối với vé đi ngay: chỉ được bán tại cửa vé của các ga đường sắt trong vòng 04 giờ trước giờ tàu chạy.

Lưu ý: Khi đi tàu, hành khách phải mang theo giấy tờ tùy thân và các giấy tờ liên quan có thông tin trùng khớp với thông tin in trên Thẻ lên tàu để xuất trình cho nhân viên đường sắt khi có yêu cầu.

Như vậy thông qua quy định trên bạn đã biết được các loại giấy tờ tùy thân khi đi tàu

Quy định vận tải hành lý khi di chuyển bằng tàu hoả như thế nào?

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành lý như sau:

– Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 11 của Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.

– Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.

– Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;
  • Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;
  • Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.

– Doanh nghiệp quy định những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận chuyển.

– Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:

  • Hàng nguy hiểm;
  • Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
  • Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
  • Thi hài, hài cốt;
  • Hàng hóa cấm lưu thông;
  • Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
  • Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Giấy tờ tùy thân khi đi tàu cần cung cấp gồm những gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình thì phải xử lý ra sao?

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:
– Tổ chức sơ cứu cho hành khách;
– Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

Hàng khách có được thay đổi chổ ngồi trên tàu hay không?

Trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với phương án bán vé đã bán cho hành khách thì việc thay đổi chỗ giải quyết như sau:
– Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan. Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.
– Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.
– Trường hợp tại ga đi tàu, khi hành khách không chấp nhận đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách. Trường hợp tại ga dọc đường, khi hành khách không chấp nhận đổi chỗ để tiếp tục đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách tính từ ga dọc đường đó đến ga xuống tàu của hành khách ghi trên vé.

Khi hàng khách bị mất vé tàu thì xử lý như thế nào?

– Trường hợp hành khách bị mất vé cứng thì hành khách báo cho nhân viên của doanh nghiệp. Trường hợp hành khách chứng minh được quyền sở hữu vé, doanh nghiệp có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận để hành khách tiếp tục đi tàu. Mẫu Giấy xác nhận do doanh nghiệp quy định.
– Trường hợp hành khách bị mất thẻ lên tàu thì giải quyết như sau:
a) Hành khách phải cung cấp cho doanh nghiệp về các thông tin của mình khi mua vé;
b) Trên cơ sở dữ liệu quản lý vé điện tử đã bán cho hành khách, đại diện doanh nghiệp cung cấp lại thẻ lên tàu cho hành khách đã mua.
– Trường hợp doanh nghiệp không có đủ cơ sở để xác minh được là hành khách đã có vé đi tàu thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment