Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?

by Thùy Thanh
Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay khi đi tàu hỏa cần tuân theo những quy định gì? Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào? Tôi có việc phải từ Nam ra Bắc nên cần tham khảo thêm một số thông tin. Đi tàu hỏa thì chi phí ra sao? Điều kiện đối với hành khách đi tàu hỏa là gì? Những quy định có liên quan đến việc đi tàu hỏa thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Quy định đặt chỗ khi đi tàu hỏa như thế nào?

a. Khi mua vé trên ứng dụng cần điền đầy đủ thông tin về người mua vé, thông tin về hành khách đi tầu bao gồm: Họ và tên đầy đủ, giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ được pháp luật công nhận (Số chứng minh thư nhân dân | Số bằng lái xe được pháp luật công nhận | Số hộ chiếu).

b. Quý khách có thể đặt chỗ cho tối đa 04 khách (không bao gồm trẻ sơ sinh) trong mỗi lần thực hiện.

c. Trẻ em dưới 10 tuổi tại thời điểm khởi hành phải được đặt chỗ đi cùng người lớn. Đối với khách hàng là trẻ em, phải điền ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của trẻ em được pháp luật công nhận.

d. Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn vé và sử dụng chung chỗ của người lớn đi kèm.

e. Trẻ em từ 6 đến dưới 10 tuổi: Giảm 25% giá vé

f. Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên: Giảm 15% giá vé.

i. Sinh viên: Giảm 10% giá vé.

2. Khách hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin cùng với tính hợp lệ tài khoản thanh toán đã được sử dụng để mua vé.

3. Khi ra ga lấy vé, Khách hàng phải đem theo giấy tờ tùy thân hợp lệ để chứng minh là người mua vé hoặc là một trong số các hành khách đi tầu cùng với mã đặt chỗ được hệ thống bán vé cung cấp. Khi giao vé cho khách hàng thư ký bán vé tại cửa vé hướng dẫn khách hàng ký nhận vé vào mặt sau của liên trắng.

4. Khách hàng phải ra ga để làm các thủ tục trả vé nếu có nhu cầu. Nếu khách hàng mua vé trên Mobile Banking thì khi trả vé, tiền mua vé sẽ được chuyển trả về tài khoản Mobile Banking của khách hàng sau 3 đến 5 ngày làm việc.

5. Liên hệ hỗ trợ qua hotline Tripi 1900 2084 hoặc hotline Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam 1900 6469.

6. Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng

Vé điện tử là hợp đồng vận chuyển, sản phẩm dịch vụ.

– Hóa đơn điện tử là bằng chứng thanh toán và ghi nhận chi phí.

– Vé điện tử không phải là hóa đơn giá trị gia tăng và không có giá trị thanh toán.

– Tất cả các bảng in vé điện tử trên giấy(giấy in nhiệt , giấy A4…) theo mẫu quy định của Tổng Cty ĐSVN chỉ là bản sao chép chứa các thông tin của vé điện tử.

– Quý khách truy cập http://hoadon.vtdshn.vn để có thể tra cứu hóa đơn điện tử.

– Nếu lấy hóa đơn về thanh toán hành khách cần cung cấp cho nhân viên bán vé các thông tin để xuất hóa đơn khi mua vé điện tử tại thời điểm đó.

Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?
Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?

Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?

Trọng lượng, kích thước hành lý xách tay miễn cước của mỗi hành khách có vé đi tàu được quy định như sau:

–     Trọng lượng: không vượt quá 20kg;

–     Kích thước: chiều dài không vượt quá 0,8m, rộng không vượt quá 0,5m, thể tích không vượt quá 0,16m3.

b) Trường hợp vượt quá khối lượng quy định thì hành khách phải mua vé theo quy định:

+    Phát hiện ở ga (trạm) đi: nếu toa hành lý còn chỗ và còn kịp thời gian trước khi tàu chạy, thì bộ phận khách vận của đơn vị vận tải nơi hành khách chuẩn bị đi tàu hướng dẫn hành khách làm thủ tục để xếp lên toa chở hành lý và tính cước theo giá cước cơ bản; nếu toa hành lý không còn chỗ hoặc đoàn tàu đó không có toa xe hành lý mà khả năng phương tiện toa xe khách còn đáp ứng được thì hành khách phải mua vé bổ sung bằng 1,3 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tàu đó, tính từ ga đi đến ga đến ghi trên vé và hành khách tự bảo quản số hành lý này trên toa xe khách.

+    Phát hiện trên đường chuyên chở: hành khách mua vé bổ sung bằng 1,3 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tàu đó, tính từ ga đi đến ga đến ghi trên vé và hành khách tự bảo quản số hành lý này trên toa xe khách.

+    Phát hiện tại ga (trạm) đến: hành khách mua vé bổ sung bằng 1,3 lần giá cước cơ bản về hành lý tương ứng với đoàn tàu đó, tính từ ga đi ghi trên vé đến ga hành khách xuống tàu.

Trong trường hợp nào thì đường sắt được quyền từ chối chuyên chở?

– Quý khách đi tàu không chấp hành Quy định về vận tải hành khách, hành lý và bao gửi trên đường sắt quốc gia;

– Quý khách mang theo hàng hóa cấm vận chuyển như hàng nguy hiểm, vũ khí và công cụ hỗ trợ không có giấy phép mang theo người, thi hài, hài cốt, hàng hóa cấm lưu thông, hàng hôi thối làm dơ bẩn toa xe, động vật sống, vật cồng kềnh làm cản trở việc đi lại và làm hư hỏng trang thiết bị toa xe;

– Người say rượu, người mắc bệnh truyền nhiễm, người mất trí gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người xung quanh;

– Do nguyên nhân bất khả kháng mà ngành Đường sắt không thể tổ chức chạy tàu được.

Quy định vận tải hành lý khi đi tàu hỏa như thế nào?

1. Hành lý được vận tải phải tuân thủ các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển trong vận tải đường sắt, trường hợp vật dụng, hàng hóa là hàng nguy hiểm, động vật sống, thi hài, hài cốt phải tuân thủ các quy định tại các Điều 62, Điều 63, Điều 64 của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Hành lý xách tay do hành khách đóng gói phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định trên toa hành khách, do hành khách tự bảo quản.

4. Hành lý ký gửi phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Hành lý ký gửi phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng mỗi kiện hàng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển;

b) Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có) của hành khách, người gửi hành lý ký gửi, người nhận hành lý ký gửi; số hiệu vé hành lý ký gửi; ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa;

c) Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi hành lý ký gửi mở bao gói để kiểm tra.

5. Doanh nghiệp quy định những loại hành lý ký gửi không bắt buộc phải đóng gói khi vận chuyển.

6. Những vật dụng, hàng hóa không được mang theo người bao gồm:

a) Hàng nguy hiểm;

b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;

c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;

d) Thi hài, hài cốt;

đ) Hàng hóa cấm lưu thông;

e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);

g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.

Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?
Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Những quy định khi đi tàu hỏa hiện nay như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, chia thừa kế đất hộ gia đình… . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quy định xếp dỡ, bảo quản hành lý ký gửi khi đi tàu hỏa như thế nào?

1. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi và được thu tiền xếp, dỡ hành lý ký gửi theo quy định của doanh nghiệp.
2. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, xếp, dỡ, bảo quản, nếu do lỗi của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đền bù phần hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng theo quy định tại Điều 29 của Thông tư này.

Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường thì giải quyết thế nào?

Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức sơ cứu cho hành khách;
2. Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua.

Thay đổi chỗ trên tàu khi đi tàu hỏa có được không?

Trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với phương án bán vé đã bán cho hành khách thì việc thay đổi chỗ giải quyết như sau:
1. Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan. Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.
2. Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment