Hướng dẫn chi tiết viết mẫu đơn xin làm đường dân sinh 2023

by Trà Ly
Hướng dẫn chi tiết viết mẫu đơn xin làm đường dân sinh 2023

Đường dân sinh được xem như một dạng của đường giao thông nông thôn, được xây dựng chủ yếu nhằm để phục vụ cho việc đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân, chính vì vậy không đòi hỏi quá cao về quy mô và cấp hạng kỹ thuật, để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân, người dân muốn mở đường dân sinh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của CSGT để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đơn xin làm đường dân sinh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Mục đích đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh

Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh là văn bản được cá nhân, tổ chức để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét việc giải quyết vấn đề làm đường dân sinh mà trước đó chủ thể này đã đề nghị nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết làm đường dân sinh là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc giải quyết làm đường dân sinh.

Đối tượng làm đơn đề nghị mở đường dân sinh

Đối tượng làm đơn đề nghị mở đường dân sinh có thể là cá nhân hoặc tập thể gồm nhiều hộ gia đình hay tổ chức tương ứng. Những đối tượng này có quyền sở hữu hay đang hoạt động trên diện tích bất động sản tương ứng nhưng bị mất lối đi, gây khó khăn cho quá trình di chuyển, đi lại phục vụ cho sinh hoạt cũng như công việc. Vì thế mà đây sẽ là đối tượng cần lập đơn đề nghị làm đường dân sinh để có thể đảm bảo cho công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

Nội dung mẫu đơn xin hiến đất làm đường dân sinh

Nội dung cần trình bày được bên trong đơn hiến đất làm đường đi chung gồm có:

  • Thông tin của người tự nguyện hiến đất
  • Thông tin chi tiết của mảnh đất muốn hiến tặng
  • Nội dung về việc hiến đất
  • Chữ ký xác nhận của người hiến đất
  • Con dấu và chữ ký xác nhận từ chính quyền địa phương

Đơn xin làm đường dân sinh

Hướng dẫn chi tiết viết mẫu đơn xin làm đường dân sinh

Hướng dẫn chi tiết viết mẫu đơn xin làm đường dân sinh 2023

Mở đầu mẫu đơn đề nghị

Đối với phần mở đầu đơn đề nghị, vì là một văn bản hành chính nên đơn sẽ cần có Quốc hiệu – Tiêu ngữ, tên đơn và thông tin cơ quan tiếp nhận mẫu đơn. 

Đây hầu hết là những nội dung cơ bản vì thế mà các bạn đều dễ dàng trong việc trình bày, tuy nhiên, với thông tin cơ quan tiếp nhận đơn thì bạn cần xác định đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết.

Thông thường, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ là đơn vị có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan của người dân. Vì thế mà bạn sẽ cần ghi đầy đủ tên của Ủy ban nhân dân nơi mình sinh sống để đơn đảm bảo sự chính xác về mặt địa chỉ tiếp nhận. Trường hợp đơn thược chủ thể khác tiếp nhận và xử lý thì cán bộ công tác tại Ủy ban nhân dân huyện sẽ có hướng dẫn cụ thể để bạn gửi đơn tới đúng địa chỉ cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung của mẫu đơn đề nghị

Đến với phần nội dung chính của đơn đề nghị, bạn sẽ có 2 mục thông tin cần đưa ra, gồm: 

– Thông tin về người làm đơn

Người làm đơn có thể là 1 cá nhân, nhiều cá nhân hay cơ quan, tổ chức nhất định. Vì vậy mà tùy theo từng đối tượng làm đơn cụ thể sẽ cần có những thông tin khác nhau. 

Với cá nhân, các thông tin cần đưa ra gồm có họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND kèm ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

Với tổ chức, thông tin cần kê khai gồm tên tổ chức, giấy phép đăng ký kinh doanh, trụ sở, hotline và fax, thông tin người đại diện pháp luật (họ tên, chức vụ, giấy tờ đại diện số).

– Thông tin về sự việc (mục đích làm đơn)

Khi đã làm rõ được đối tượng liên quan thì người làm đơn sẽ cần trình bày rõ sự việc dẫn tới mục đích viết đơn là đề nghị làm đường dân sinh. Cần nêu rõ ràng về mặt thời gian, những chủ thể liên quan, nguyên nhân, diễn biến và kết quả sự việc tương ứng.

Về đề nghị làm đường dân sinh, cần nêu rõ về mặt diện tích (chiều dài, chiều rộng của đường) và tiêu chuẩn về mặt chất lượng đoạn đường được làm.

Phần kết đơn đề nghị

Đối với phần kết đơn, cần chốt lại đề nghị đưa ra về việc làm đường dân sinh. Cùng với đó là lời cam đoan với những thông tin được đưa ra trong mẫu đơn. Cuối cùng sẽ là chữ ký xác nhận của những bên liên quan với việc đề nghị làm đường dân sinh.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn xin làm đường dân sinh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu đơn xin rút đơn nghỉ việc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xác định nguồn gốc của lối đi chung như thế nào?

Có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau:
– Lối đi chung hình thành từ lối mòn;
– Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên;
– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng…

Có lấy lại được đất đã hiến làm đường không?

Hiện nay, các văn bản pháp luật đất đai không có quy định cụ thể về hiến đất làm đường. Có thể hiểu đây là việc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện hiến đất của mình nhằm mục đích cộng đồng như làm đường, làm lối đi chung…
Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định khi người dân tặng cho đất để xây dựng công trình công cộng như lối đi chung, làm đường xá… thì sẽ phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất:
“3. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.“
Vì liên quan đến quyền sử dụng đất nên văn bản tặng cho này bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng 2014.
Đồng thời, khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ:
“5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.“
Theo đó, có thể thấy, khi hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đã hiến đất làm đường thì sẽ không lấy lại được. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã tự nguyện giao người khác mà ở đây là Nhà nước để làm các công trình công cộng.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like