Thông tư 42/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

by Trang Huyền

Ngày 31/12/2021 Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT. Quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:42/2021/TT-BGTVTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Giao thông vận tảiNgười ký:Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành:31-12-2021Ngày hiệu lực:01-03-2022
Ngày công báo:Đang cập nhậtSố công báo:Đang cập nhật
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt Thông tư 42/2021/TT-BGTVTNĐ-CP

Tóm tắt Thông tư 42/2021/TT-BGTVTNĐ-CP

Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Thông tư quy định rõ 4 trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bao gồm:

1- Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ở khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2- Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.

3- Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm: Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông; có vật chướng ngại trên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông; trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.

4- Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông.

Một trong những nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn. Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định. Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.

Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định; hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố.

Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết; cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết.

Tải xuống văn bản

Tải xuống Thông tư 42/2021/TT-BGTVT

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung văn bản  “Thông tư 42/2021/TT-BGTVT công tác điều tiết khống chế bảo đảm ATGT, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Luật sư X 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Giao thông đường thủy gồm những phương tiện gì?

Vận tải hàng hóa được thực hiện bởi các phương tiện vận tải đường thủy thông dụng phổ biến như:
1. Tàu chở hàng rời
2. Tàu làm lạnh
3. Tàu Container
4. Sà lan
5. Phà

Cước phí vận tải đường biển được tính như thế nào?

– Tính theo nhu cầu của đội tàu vận chuyển (tiền lương, tiền công, theo ngày lương của những người vận chuyển). cách này thường áp dụng cho những công ty vận chuyển có quy mô nhỏ.
– Tính theo các chỉ tiêu kinh doanh (các chỉ tiêu này có thể là tiền thuế, lệ phí bến cảng, xăng dầu, tiền thuê nhân viên, công nhân, tiền PR doanh nghiệp,…), cách tính này thường được nhiều công ty áp dụng.
– Tính theo thời gian của chuyến đi hay chuyến đi vòng: tức là tùy vào quảng đường dài – ngắn mà bạn muốn vận chuyển, từ đó đưa ra mức phí cụ thể.
– Tính theo từng thành phần của quá trình vận tải: các đơn vị vận chuyển có thể chia hàng hóa thành những chuyến hàng có cùng đặc tính với nhau, ví dụ cùng là loại hàng nhiên liệu, loại hàng lương thực thực phẩm, loại hàng gia dụng,… để quá trình sắp xếp được dễ dàng, từ đó đưa ra mức phí ưu đãi nhất đối với từng đơn hàng.

Rate this post

You may also like

Leave a Comment