Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?

by Thúy Duy
Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?

Chào CSGT, khi tôi đang lưu thông trên đường thì có thấy một chiếc ô tô đậu bên lề và không quan sát cẩn thận khi mở cửa xe làm cho một chiếc xe máy đi cùng chiều không xử lý kịp mà đâm thẳng vào cánh cửa. Người lái ô tô mở cửa xe như vậy thì có bị giam bằng lái hay không?

Chào bạn, khi tham gia lưu thông nhiều trường hợp vì tính cẩu thả nên nhiều tài xế cửa cửa xe gây huy hiểm đến nhưng người lưu thông xung quanh. Vậy người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Phân biệt dừng xe và đỗ xe

Theo điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008:

  • Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
  • Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

Quy định về dừng, đỗ xe

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe ô tô khi dừng, đỗ xe trên đường bộ phải đảm bảo:

  • Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
  • Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  • Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
  • Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
  • Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

Hình thức xử phạt đối với hành vi dừng xe, đỗ xe sai quy định

Theo Điều 5, Nghi định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã phân rõ mức phạt đối với hành vi dừng đỗ xe ô tô như sau:

Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với các lỗi:

  • Dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với các lỗi:

  • Ô tô dừng, đỗ trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
  • Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
  • Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
  • Đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
  • Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;
  • Dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
  • Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;
  • Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với các lỗi:

  • Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Dừng xe, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với các lỗi:

  • Mức phạt này được áp dụng đối với ô tô dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe.

Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với các lỗi:

  • Đây là mức phạt cao nhất với hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô không đúng quy định gây tai nạn giao thông.
Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?
Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?

Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?

Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

Điểm c Khoản 11 Điều này cũng quy định: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Như vậy, trường hợp người lái xe ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có thể bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì mới bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng, trường hợp không gây tai nạn thì chỉ bị phạt tiền.

Một số lời khuyên khi mở cửa xe

  • Luôn khoá cửa lại khi xe đang chạy để đảm bảo rằng các cửa không bị bật ra gây tai nạn cho người khác. Đồng thời, nên sử dụng khoá trẻ em để tránh trẻ nhỏ tự ý mở cửa từ bên trong.
  • Trước khi mở cửa xe, lái xe cho xe đỗ sát mép đường bên phải chiều đi của mình. Không dừng xe ở nơi cấm đỗ xe, đường giao nhau… Tuyệt đối không mở cửa khi xe đang chạy.
  • Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu.
  • Thao tác mở cửa xe đúng là tay trái giữ tay nắm cửa, tay phải kéo mở khóa. Thao tác mở cửa bằng tay phải này giúp mặt dễ dàng hướng về phía sau để quan sát, đồng thời cánh cửa không bị mở bung rộng ra ngay.
  • Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Người lái ô tô mở cửa xe không đảm bảo an toàn thì có bị giam bằng lái hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Dùng điện thoại di động khi điều khiển ô tô đang chạy bị phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
Như vậy, với hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển ô tô đang chạy sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

Dừng đỗ xe trên cao tốc có bị phạt?

Nếu người điều khiển phương tiện cố tình dừng xe trên đường cao tốc mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt hành chính và tước giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể: 
– Người điều khiển ôtô dừng xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định bị phạt tiền 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 – 4 tháng.
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt 3-5 triệu đồng khi dừng xe trên đường cao tốc, xe không đúng nơi quy định và bị tước giấy phép lái xe 2 – 4 tháng.

Có được đỗ xe trên vỉa hè?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông khi dừng, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo các quy định sau đây:
“Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”
Như vậy, người điều khiển phương tiện cần cho xe dừng hoặc đỗ ở những nơi có lề đường rộng, các khu đất bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường, chủ phương tiện nên đỗ xe ở sát mép đường phía bên phải theo chiều đang di chuyển. Ngoài ra, người lái không được dừng, đỗ xe ở các vị trí như: trụ điện cao thế, trụ nước chữa cháy, cống thoát nước, lòng đường, hè phố.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment