Trường hợp nào bị tước Giấy phép lái xe ô tô vĩnh viễn?

by Anh Lan
Trường hợp nào bị tước Giấy phép lái xe ô tô vĩnh viễn?

Khi vi phạm pháp luật giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hay gọi tắt là tước giấy phép lái xe trong một thời gian nhất định. Vậy có trường hợp nào bị tước Giấy phép lái xe ô tô vĩnh viễn không? Để có câu trả lời, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Tước Giấy phép lái xe là gì?

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông (theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng.

Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tước Giấy phép lái xe là gì?
Tước Giấy phép lái xe là gì?

Trường hợp nào bị tước Giấy phép lái xe ô tô vĩnh viễn?

Có thể nói tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào về lĩnh vực giao thông quy định về hành vi tham gia giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.

Căn cứ Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt bổ sung khi xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì thời hạn bị tước giấy phép sẽ là từ 1 tháng đến 24 tháng tùy lỗi và mức độ vi phạm.

Các trường hợp ô tô bị tước giấy phép lái xe? Thời hạn tước GPLX?

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng

  • Vượt đèn đỏ, đèn vàng.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
  • Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
  • Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
  • Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng

  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn sau khi gây tai nạn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km.
  • Người điều khiển phương tiện đón, trả khách trên đường cao tốc.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 3-5 tháng

Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5-7 tháng

  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của người thi hành công vụ.
  • Lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 10-12 tháng

  • Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền; không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 16-18 tháng

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu ;hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22-24 tháng

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Trường hợp nào bị tước Giấy phép lái xe ô tô vĩnh viễn?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bị tước giấy phép lái xe có được thi lại không?

Theo quy định của pháp luật, thời hạn tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng. Trong khoảng thời gian bị tước bằng, bạn bị hạn chế tham gia giao thông khi điều khiển những phương tiện ứng với từng hạng bằng.
Nếu trong thời gian bị tước bằng mà đăng ký học thi lại bằng lái mới thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Căn cứ vào Điểm g Khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt đối với cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Bị tước giấy phép lái xe máy có được phép lái xe ô tô không?

Theo quy định, mỗi một loại bằng lái xe sẽ được áp dụng cho từng loại xe cụ thể, bằng hạng cao hơn sẽ được lái tất cả loại xe của hạng bằng đó và những hạng bằng thấp hơn. Ngược lại bằng có hạng thấp hơn sẽ không được điều khiển những xe được quy định ở hạng bằng cao hơn.
Xe máy và ô tô là 2 phương tiện khác nhau hoàn toàn, khi bị tước hạng bằng thấp hơn đồng nghĩa với việc người lái xe sẽ không được điều khiển các loại xe trong bằng hạng cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cùng nhóm ô tô hoặc xe máy.
Do vậy, khi bị tước GPLX máy thì bạn vẫn được phép lái xe ô tô nếu bạn có bằng lái xe ô tô chưa hết hạn.

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment