Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?

by Thúy Duy
Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?

Chào CSGT, hiện nay tuyến đường sắt gần nhà tôi đang được vào quy hoạch đường sắt. Vậy không biết việc lập quy hoạch đường sắt này cần có nhưng yêu càu kỹ thuật nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, mỗi kế hoạch quy hoạch điều có nhưng yêu cầu cần phải đáp ứng, trong đó có cả quy hoạch đường sắt. Vậy việc lập quy hoạch đường sắt có những yêu cầu kỹ thuật nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy hoạch là gì?

Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển.

Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển một ngành kinh tế – kĩ thuật; quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của một tỉnh…

Quy hoạch thường được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn. Việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên những ý đồ chiến lược rõ ràng; sự tính toán khoa học, hợp lí những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực. Do vậy, chất lượng của quy hoạch phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn chiến lược của các cấp và những người có thẩm quyền, công tác điều tra cơ bản và khả năng dự báo về xu hướng phát triển trong tương lai.

Quy định về phần đất dành cho đường sắt

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 12, Luật đường sắt năm 2017, quy định về phần đất dành cho đường sắt:

Đất dành cho đường sắt bao gồm: Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt; đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và đảm bảo an toàn cho công trình đường sắt.

Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

Quy định về việc sử dụng đất dành cho đường sắt

Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?
Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 12, Luật đường sắt năm 2017, quy định về việc sử dụng đất dành cho đường sắt:

Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng đất dành cho đường sắt trong trường hợp: Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn cho người tham gia giao thông, an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị theo quy định: Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác là vùng đất phía trên, bên ngoài vùng không được xây dựng công trình khác, nằm trong phạm vi hình thang có đáy bé (ở phía dưới) là đoạn thẳng nằm ngang chia đôi vùng không được xây dựng công trình khác và đáy lớn là mặt đất tự nhiên (ở phía trên) với kích thước của đáy nếu không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ, bảo đảm an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.

Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được tạm thời sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, được trồng cây thấp dưới 1,5 mét nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác.

Trong khu vực ga, nhà ga đường sắt, việc lắp đặt biển quảng cáo thương mại, biển tuyên truyền an toàn giao thông phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và không làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn chạy tàu.

Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau: Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt; xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị trong vùng không được xây dựng công trình khác quy định: Vùng không được xây dựng công trình khác là vùng đất bao quanh hầm, có mặt cắt hình chữ nhật, được xác định như sau: Đối với hầm tròn, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm bằng một lần đường kính ngoài vỏ hầm; hai bên cách mép ngoài của vỏ hầm bằng một lần bán kính ngoài vỏ hầm; đối với hầm chữ nhật, phía trên và phía dưới cách đỉnh hầm hoặc đáy hầm một khoảng bằng 06 mét; hai bên cách mép ngoài hầm một khoảng bằng 03 mét; đối với hầm có dạng mặt cắt khác, quy về hầm tròn hoặc hầm chữ nhật tùy thuộc vào mặt cắt hầm gần giống với hình nào hơn.

Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?

Căn cứ Mục I Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với việc lập quy hoạch đường sắt như sau:

Quy hoạch tuyến đường sắt quốc gia nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt, được lập cho tuyến đường sắt quốc gia. Nội dung quy hoạch theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018.

  • Đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt

+ Thực trạng chung tuyến đường sắt: hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính, tổng hợp các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt, ga, đề-pô;

+ Thực trạng kết cấu hạ tầng: bình diện tuyến; kiến trúc tầng trên đường sắt; ga, đề-pô; cầu, hầm; thông tin, tín hiệu; đường gom và giao cắt, hành lang an toàn đường sắt…;

+ Thực trạng phương tiện vận tải (đầu máy, toa xe,… ) và cơ sở công nghiệp đường sắt;

+ Thực trạng hoạt động vận tải trên tuyến (khối lượng vận tải; khối lượng xếp dỡ, hành khách đi, đến của các ga chủ yếu; biểu đồ chạy tàu và năng lực thông qua thực tế; tốc độ chạy tàu; …).

  • Phân tích, đánh giá thực hiện các chiến lược, quy hoạch và các dự án đầu tư có liên quan.
  • Phân tích, đánh giá kết nối giao thông của tuyến, ga đường sắt trên tuyến.
  • Khảo sát, điều tra, dự báo nhu cầu vận tải khu vực tuyến đường sắt.
  • Lựa chọn công nghệ và quy mô kỹ thuật tuyến.
  • Phương án quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt.

+ Về tuyến: hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính; tổng hợp các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; tổng hợp các ga, đề-pô, điện, thông tin tín hiệu; bình diện tuyến; kiến trúc tầng trên (ray, ghi, tà vẹt, đá balast)…;

+ Về ga, trạm, đề-pô: số lượng, vị trí, chức năng, quy mô,…;

+ Về hầm, cầu: số lượng, vị trí, kết cấu,…;

+ Về giao cắt, đường gom và các công trình an toàn giao thông: vị trí, quy mô,…;

+ Xác định loại hình thông tin, tín hiệu dự kiến.

  • Phương án kết nối với các phương thức vận tải khác; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp….
  • Định hướng, nhu cầu sử dụng đất và sử dụng điện (nếu có).
  • Nhu cầu vốn đầu tư, tiêu chí, ưu tiên đầu tư.
  • Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
  • Bản đồ, bản vẽ

+ Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch tuyến đường sắt được xây dựng trên cơ sở nên bản đồ nền địa hình do cơ quan có thẩm quyền phát hành (hệ tọa độ chuẩn quốc gia VN2000);

+ Tỷ lệ bản đồ số và bản đồ in tối thiểu là 1: 50.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực ngoài đô thị, 1: 10.000 đối với đoạn tuyến tại khu vực đô thị, 1: 5.000 đối với khu vực trọng điểm trên tuyến (cầu lớn, hầm);

+ Trên bản đồ in, thể hiện rõ đường tim tuyến đường, vị trí các điểm khống chế chính, công trình chính;

+ Bản vẽ: mặt cắt ngang điển hình tuyến.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Việc lập quy hoạch đường sắt cần có những yêu cầu kỹ thuật nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt sẽ trình cho ai phê duyệt?

Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch đường sắt có phải công khai không?

Việc công bố công khai quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đường sắt.

Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt gồm các nội dung gì?

a) Xác định hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính, các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; vị trí các ga, đề-pô;
b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
d) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment