Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

by Thanh Loan
Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Đăng kiểm được hiểu là hoạt động kiểm tra, giám sát và chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường sông, an toàn cho người và tài sản trên các phương tiện này. Đường thủy nội địa là kênh, âu thuyền, công trình phục vụ cho phương tiện giao thông qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc kênh trên hồ, đầm, phá, từ vịnh, ven biển, đến đảo, nối các đảo thuộc tỉnh. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức quản lý và điều hành. Cùng CSGT tìm hiểu về  thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
  • Thông tư 48/2015/TT-BGTVT

Đăng kiểm phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

Đăng kiểm phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 26 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, cụ thể như sau:

Phương tiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Luật này thuộc diện đăng kiểm; chủ các loại phương tiện này phải thực hiện quy định sau đây:

  • Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm, thẩm định
  • Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

Cơ quan đăng kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước, trừ các phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; quy định và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?
Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Các phương tiện thuỷ nội địa thuộc diện đăng kiểm

Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người;

Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.

Nội dung của công tác đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

Điều 4, Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định công tác đăng kiểm phương tiện bao gồm các nội dung sau: 

– Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.

– Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.

– Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

– Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.

– Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.

– Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.

– Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

– Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.

Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa: thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc 

Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa: thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đường thủy nội địa có thời hạn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, một số cụm từ bị bãi bỏ, thay thế bởi Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:

“Điều 25. Đăng ký phương tiện

1.Phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

2.Phương tiện của tổ chức, cá nhân được đăng ký tại nơi chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

3.Phương tiện phải được đăng ký lại khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc chủ phương tiện thay đổi trụ sở, chuyển nơi đăng ký hộ khẩu sang tỉnh khác.

4.Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phương tiện bị mất tích;
b) Phương tiện bị phá huỷ;
c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;
d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.

5.Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đăng ký phương tiện, trừ các phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này.

6.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an,trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định và tổ chức đăng ký phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

7.Miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.

Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và tổ chức quản lý phương tiện được miễn đăng ký.”

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa là bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn biết thêm kiến thức để sử dụng trong cuộc sống và công việc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sang tên nhà đất, tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch thửa đất, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà, đất… của chúng tôi

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa thuộc về ai?

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT trừ các phương tiện làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. 
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá; quy định và tổ chức việc đăng kiểm phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Trách nhiệm của chủ phương tiện khi thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa?

Chủ các loại phương tiện thuộc diện đăng kiểm phải thực hiện quy định sau đây: 
Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định; 
Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment