Nghị định 45/2018/NĐ-CP ban hành ngày 13/03/2018

by Thùy Thanh
Thông tư 64/2020/TT-BCA

Ngày 13/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Nghị định này có hiệu lực từ 13/03/2018. Luật sư X mời bạn đọc xem qua và tải xuống văn bản.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:45/2018/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:13/03/2018Ngày hiệu lực:13/03/2018
Ngày công báo:01/04/2018Số công báo:Từ số 491 đến số 492
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt và tải xuống Nghị định 45/2018/NĐ-CP

Tóm tắt văn bản

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý.

2. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do tổ chức, cá nhân đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản).

3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.

Xem trước và tải xuống Nghị định 45/2018/NĐ-CP

Tải xuống Nghị định 45/2018/NĐ-CP

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung văn bản  “Nghị định 45/2018/NĐ-CP ban hành ngày 13/03/2018”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Luật sư X 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bao gồm?

a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
b) Hành lang bảo vệ luồng;
c) Cảng thủy nội địa;
d) Bến thủy nội địa;
đ) Khu neo đậu ngoài cảng;
e) Kè, đập giao thông;
g) Báo hiệu đường thủy nội địa;
h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.

Phí, lệ phí đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

1. Danh mục phí, lệ phí đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Việc thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước ủy quyền cho cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện thu phí, lệ phí đường thủy nội địa.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment